Đất nông nghiệp còn có thể gọi là đất canh tác hoặc đất trồng trọt, là loại đất phục vụ cho các hoạt động sản xuất ở Việt Nam. Bên cạnh đó đất nông nghiệp còn được sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và các loại đất khác.

Phân loại các loại đất nông nghiệp

Theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp được phân loại theo mục đích sử dụng gồm các loại đất sau đây:

Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

Đất trồng cây hàng năm là loại đất chuyên dùng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch kéo dài không quá 1 năm. Dùng đất này chủ yếu để trồng các loại cây hoa màu, cây mía, đay, gai, cỏ,…

Đất trồng cây lâu năm

Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch kéo dài trong nhiều năm. Ví dụ như:

  • Cây công nghiệp lâu năm: cà phê, chè, ca cao, cao su, hồ tiêu,..
  • Cây ăn quả lâu năm: sầu riêng, nhãn, xoài, chôm chôm, măng cụt,…
  • Cây dược liệu lâu năm: sâm, hồi, quế, đỗ,…
  • Các loại cây lâu năm khác: xoan, bạch đàn, hoa sữa, bạch đàn,… dùng để lấy gỗ hoặc làm cảnh quan.

Đất rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất là loại đất được nhiều người biết đến với mục đích chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản.

Đất rừng phòng hộ

Rừng phòng hộ sử dụng nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lỡ, lũ quét, lũ ống, chống việc sa mạc hóa, hạn chế thiên tai. Bên cạnh đó rừng phòng họ còn giúp bảo vệ con người, góp phần điều hòa khí hậu, phục vụ du lịch, tham quan khám phá thiên nhiên và các dịch vụ môi trường khác.

Có thể thấy rừng phòng hộ đem lại nhiều lợi ích cho con người nên chúng ta phải bảo tồn, duy trì để phục vụ nhu cầu, an toàn cuộc sống loài người.

Đất rừng đặc dụng

Rừng đặc dụng là đất được dùng chủ yếu với mục đích bảo tồn thiên nhiên, cân bằng hệ sinh thái rừng quốc gia, bảo vệ nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thằng cảnh kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng.

Đất nuôi trồng thủy sản

Đất để nuôi trồng thủy sản là đất có mặt nước nội địa như ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch,…; đất có mặt nước ven biển; đất bãi bồi ven sông, ven biển; bãi cát, cồn cát; đất sử dụng nhằm mục đích nuôi trồng và phát triển về ngành thủy sản.

Đất làm muối

dat lam muoi

Đất làm muối là diện tích đất trong quy hoạch phát triển sản xuất muối được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bao gồm đất sản xuất muối quy mô công nghiệp và đất sản xuất muối thủ công.

Đất nông nghiệp khác

  • Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác nhằm mục đích phục vụ cho trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất.
  • Đất để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép.
  • Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm.
  • Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Xem thêm: Đất phi nông nghiệp là gì?

Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

2 thoughts on “Đất nông nghiệp là gì?

  1. Pingback: Đất phi nông nghiệp là gì?

  2. Pingback: Cơ giới hóa nông nghiệp là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *