Từ lâu, cây lúa đã được xem là một trong những loại cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và Châu Á nói riêng. Không những là nguyên liệu chính của các món ăn ngon, canh tác lúa đã góp phần làm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt bậc, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
Nguồn gốc cây lúa
Cây lúa thuộc họ Poaceae. Cùng với ngô, lúa mì, sắn và khoai tây, lúa được xem là một trong năm loại cây lương thực hàng đầu thế giới.
Cây lúa có nguồn gốc bắt đầu từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới các khu vực đông nam châu Á, châu Phi.
Theo thống kê, hằng năm cây lúa cung cấp đến hơn 1/5 lượng calo tiêu thụ của con người.
Đặc điểm của cây lúa
Đặc điểm của cây lúa được thể hiện rõ qua hai khía cạnh: đặc điểm sinh thái và đặc điểm hình thái.
Đặc điểm sinh thái:
- Nhiệt độ:
Lúa là giống cây ưa nóng. Để có thể sống đến khi thu hoạch, cây lúa cần hấp thụ một lượng nhiệt độ nhất định. Trong đó, tổng lượng nhiệt các giống lúa dài ngày cần là khoảng 50000C còn các giống lúa ngắn ngày cần tổng lượng nhiệt khoảng từ 2500 ÷ 30000C.
Nếu trong quá trình sinh trưởng gặp nhiệt độ cao, cây lúa sẽ nhanh chóng đạt được tổng lượng nhiệt cần thiết, điều này giúp cây ra hoa nhiều và chín sớm hơn.
- Nước:
Cây lúa vốn sống trong ruộng có nước nên đây là cây ưa nước điển hình. Có thể nói, trong cơ thể cây lúa, nước là thành phần chủ yếu và cũng điều kiện cần để cây thực hiện được các quá trình sinh lý của nó.
- Ánh sáng:
Có nguồn gốc từ nhiệt đới, lúa là cây ưa ánh sáng. Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động quang hợp và quá trình tạo ra năng suất.
Đặc điểm hình thái:
- Rễ: Thuộc loại chùm, có 2 loại là rễ mầm và rễ đốt. Khi còn non, rễ có màu trắng sữa, tới khi trưởng thành rễ chuyển sang màu vàng nâu hoặc màu vàng đậm.
- Thân: Thuộc thân thảo, do các bẹ lúa tạo thành, gồm có nhiều mắt và lóng. Trung bình, thân lúa cao từ – 1.8 mét.
- Lá: mỏng, hẹp bản và dài. Thông thường lá lúa gồm lá mầm và lá thật. Các giống lúa khác nhau có số lượng lá lúa nhiều ít khác nhau.
- Bông: Thuộc loại tự thụ phấn, thường mọc thành nhiều cụm, dài khoảng 30 – 50cm
- Hạt: nhỏ, vỏ cứng, màu trắng, bên ngoài có vỏ trấu màu vàng, dài khoảng 5 – 12mm
Vòng đời phát triển của cây lúa
Giai đoạn tăng trưởng:
Giai đoạn sinh trưởng tính từ khi hạt nảy mầm đến khi lúa phân hóa đòng. Ở giai đoạn này, cây lúa phát triển chủ yếu về thân và lá, tăng trưởng chiều cao và xuất hiện nhiều chồi mới. Khi gặp môi trường thuận lợi, cây lúa bắt đầu nở bụi, xuất hiện lá thứ 5 – 6.
Giai đoạn sinh sản:
Diễn ra từ lúc lúa phân hóa đòng cho đến khi lúa ra bông. Giai đoạn sinh sản kéo dài trong khoảng 27 – 35 ngày.
Trong giai đoạn này, bông lúa được hình thành nhiều, vỏ trấu lớn hơn nếu cây lúa được sống trong điều kiện đầy đủ về thời tiết, mực nước, ít sâu bệnh. Điều này sẽ giúp lúa gia tăng trọng lượng hạt, tăng năng suất sau này.
Giai đoạn chín
Diễn ra khoảng 30 ngày bắt đầu từ lúc trổ bông cho đến khi thu hoạch. Tuy nhiên, trong giai đoạn này nếu lúa gặp điều kiện môi trường tự nhiên không thuận lợi thì quá trình sinh trưởng sẽ kéo dài lâu hơn.
Quá trình hình thành hạt lúa
Lúa là loại cây trồng tự thụ phấn. Sau thời gian bông trổ một ngày thì lúa bắt đầu bước vào giai đoạn thụ phấn và hình thành hạt lúa. Quá trình lúa hình thành hạt diễn ra như sau:
- Vỏ trấu mở, bao phấn vỡ ra làm hạt phấn rơi xuống đầu nhuỵ
- Sau khi đã hợp nhất với noãn trong bầu nhuỵ thì phát triển thành hạt. Thời gian thụ phấn thường kéo dài khoảng 50 – 60 phút. Sau 8 tiếng thụ phấn, lúa bắt đầu thụ tinh.
- Sau khi thụ tinh xong, phôi nhũ của lúa phát triển thành hạt. Trong 15 đến 20 ngày tiếp theo, khối lượng của hạt tăng nhanh.
- Thông qua quá trình vận chuyển, tích luỹ vật chất, những hạt lúa dần trở nên chắc và sau đó chín dần đợi thu hoạch.
Các giống lúa có năng suất cao tại Việt Nam
- OM5451: Giống lúa chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn (90-95 ngày) và kháng sâu bệnh tốt. Đây là một trong những giống lúa phổ biến nhất trong vùng, cho năng suất khoảng 7-9 tấn/ha.
- ST24 và ST25: Đây là các giống lúa thơm, chất lượng cao của tỉnh Sóc Trăng. ST25 đặc biệt nổi tiếng vì từng đạt giải “Gạo ngon nhất thế giới”. Năng suất trung bình của ST24 và ST25 là 6-7 tấn/ha.
- Jasmine 85: Giống lúa thơm hạt dài, có chất lượng cao và phù hợp cho thị trường xuất khẩu. Jasmine 85 cho năng suất 6-8 tấn/ha, thường được trồng ở các tỉnh như An Giang, Kiên Giang và Long An.
- OM18: Là giống lúa ngắn ngày, phù hợp với điều kiện khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long, có khả năng kháng bệnh đạo ôn và rầy nâu. Năng suất đạt khoảng 7-8 tấn/ha.
- Đài Thơm 8: Giống lúa thơm chất lượng cao, thích hợp cho các vùng trồng lúa chất lượng ở đồng bằng. Đài Thơm 8 có năng suất từ 7-8 tấn/ha và được trồng rộng rãi trong vụ hè thu và đông xuân.
- OM4900: Giống lúa ngắn ngày, kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất cao và ổn định, khoảng 7-8 tấn/ha. OM4900 có chất lượng gạo tốt và phù hợp với yêu cầu xuất khẩu.
- VNR20: Giống lúa chịu hạn tốt, phù hợp với các vùng khô hạn trong khu vực. Năng suất trung bình khoảng 6-7 tấn/ha.
Các giống lúa trên không chỉ có năng suất và chất lượng cao mà còn đáp ứng được yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị lúa gạo Việt Nam.
Kết luận
Trên đây, Airnano đã cung cấp đến bà con toàn bộ thông tin về cây lúa: từ nguồn gốc, đặc điểm, vòng đời, quá trình hình thành hạt. Những thông tin ở trên mong bà con nông dân có thêm kiến thức để canh tác mùa vụ lúa bội thu.
Nếu bà con còn thắc mắc, muốn biết thêm thông tin nào về cây lúa hay có nhu cầu sử dụng máy bay để gieo sạ giống, phun thuốc, rải phân thì đừng quên gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn nhé.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
- Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
- Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
- Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
- Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
- Website: https://airnano.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
- Email: contact@airnano.vn