Giống lúa DS1 là giống lúa nhiều năm trở lại đây giúp nhiều bà con nông dân ăn nên làm ra bởi giống này thích hợp để gieo trồng tại điều kiện nhiều địa phương, cho năng suất cao và bán được giá.
Nguồn gốc và đặc tính của giống lúa DS1
Không chỉ ở Kiên Giang, nhiều năm nay bên cạnh giống lúa ST25, giống lúa DS1 còn được bà con đưa vào gieo trồng phổ biến ở nhiều tỉnh thành khác nhau của vùng lúa ĐBSCL với diện tích canh tác ngày càng lớn. Tuy nhiên, với nhiều địa phương lần đầu bén duyên với giống lúa mới này, bà con vẫn còn rất lạ lẫm. Để giúp bà con hiểu rõ hơn về DS1, Airnano Việt Nam đã tổng hợp các thông tin từ chuyên gia, mời anh chị và bà con cùng tìm hiểu.
Nguồn gốc của giống lúa DS1
Đặc tính của giống lúa DS1
Qua quá trình gieo trồng thực tế ghi nhận giống lúa DS1 có những đặc tính nông sinh học sau:
- Là giống lúa cảm ôn, gieo trồng được cả 2 vụ/năm. Tuy nhiên, DS1 thích hợp để gieo trồng ở vụ Xuân hơn vụ Mùa.
- Là giống lúa cảm ôn, gieo trồng được cả 2 vụ/năm. Tuy nhiên, DS1 thích hợp để gieo trồng ở vụ Xuân hơn vụ Mùa.
- Cứng cây nên có khả năng chống đổ tốt, mức độ chịu rét và chống chịu sâu bệnh tương đương giống lúa Thiên Ưu 8, có thể nhiễm nhẹ bệnh khô vằn trong vụ mùa, chịu phèn mặn tốt.
- Chịu thâm canh cao
- Thời gian sinh trưởng: Giống lúa DS1 có thời gian sinh trưởng trung bình. Vụ xuân từ 160 – 170 ngày; Vụ mùa từ 110 – 120 ngày.
- Tính thích nghi trên phạm vi rộng, có thể phát triển tốt và cho năng suất cao nên được bà con nông dân ưa chuộng và lựa chọn giống này để sản xuất ngày càng nhiều.
- Chiều cao cây khi trưởng thành từ 90 – 100 cm, lá đứng, lòng mo, đẻ nhánh gọn.
- Thóc tươi có hạt bầu tròn, vỏ trấu màu vàng sáng, hạt cơm trắng, mềm dẻo nhẹ, vị đậm và thơm ngon.
- Năng suất trung bình khi thu hoạch đạt khoảng 6 – 6.5 tấn/ha, thâm canh tốt đạt 7.5-8.0 tấn/ha. Tại một số địa phương, năng suất thu hoạch vừa xong có thể đạt tới 10,8 tấn/ha (lúa tươi cắt máy), tương đương với các giống lúa năng suất cao ở miền Bắc.
Cách ngâm ủ hạt giống DS1 giúp tỉ lệ hạt nảy mầm cao

- Đối với giống DS1 cũ: bà con nên ngâm trong ủ giống trong 48h. Sau 12 giờ tiến hành đãi hạt và thay nước một lần. Khi thấy hạt đã đủ nước tiến hành đãi sạch rồi ủ giống.
- Đối với hạt giống mới: bà con cần xử lý phá ngủ trước khi bắt đầu ngâm giống. Bà con có thể tham khảo phương pháp phá ngủ đơn giản nhất là xử lý bằng dung dịch lân super 5%.
Cách 1: Hòa tan 10 lít nước với 0,5 kg super lân Lâm Thao rồi ngâm lượng hạt giống cần dùng vào nước lân trong thời gian 10 giờ, sau đó tiến hành đãi sạch nước lân, sau đó tiếp tục ngâm ủ giống bình thường. Thời gian ngâm từ khoảng 60 – 70 giờ, sau 10 – 12 giờ tiếp tục đãi chua và thay nước một lần.
Cách 2: Hoà tan 2ml axit nitơric với 10 lít nước, ngâm giống trong 24 giờ. Sau đó tiến hành đãi sạch axit rồi tiếp tục ngâm giống trong 40 giờ tiếp theo, cứ 10 – 12 giờ bà con đãi chua và thay nước 1 lần. Sau đó vớt thóc ra và đãi sạch nước chua, để đến khi ráo nước rồi bắt đầu ủ như bình thường
Kỹ thuật gieo sạ năng suất cao bằng máy bay sạ lúa
Thông tin liên hệ Airnano Việt Nam:
Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
Youtube: https://www.youtube.com/@airnanomaybaynongnghiepvie2852
Website: https://airnano.vn/
Hotline: 0989.75.6688 – 091.555.8888