Giống lúa Nhật 02 hiện là một trong những giống lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân nước ta và được ví von là “hạt gạo vàng” được thị trường tiêu dùng ưa chuộng. Cùng Airnano Việt Nam tìm hiểu các đặc điểm của giống lúa Nhật đặc biệt này và những lưu ý để gieo trồng đúng kỹ thuật nhé.
Nguồn gốc và đặc điểm của giống lúa nhật J02
Theo số liệu thống kê, chỉ tính riêng những loại được trồng phổ biến thì nước ta đã có hơn 600 giống lúa các loại. Bên cạnh những giống lúa ST25, Đài thơm 8, các giống lúa OM,…thì giống lúa Nhật J02 hiện đang được nhiều địa phương đưa vào gieo trồng trên diện tích lớn bởi ngoài việc cho năng suất cao, giống lúa Nhật J02 còn có những ưu điểm phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu nước ta. Hãy cùng Airnano Việt Nam tìm hiểu nhé.

Nguồn gốc
Đặc điểm
Giống với các giống lúa khác nằm trong dòng thuần như giống lúa OM18, Lộc Trời, P6DP,…giống lúa Nhật J02 sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Thân cây cứng; chiều cao từ 90 – 100cm; đẻ nhánh nhanh; khả năng chống đổ ngã và chịu rét tốt
- Thời gian sinh trưởng trung bình
- Chịu thâm canh, gieo trồng được cả 2 vụ (thích hợp gieo vụ Xuân hơn vụ mùa)
- Năng suất trung bình ước đạt gần 7 tấn/ha. Hiện nay, nhiều nhà nông đã áp dụng phương pháp gieo sạ tiên tiến bằng máy bay sạ lúa để tăng tỉ lệ nảy mầm của hạt giống, nâng cao năng suất và chất lượng gạo khi thu hoạch.
- Góc lá đồng hẹp, lá xanh đậm
- Có thể chống lại các loài sâu bệnh phổ biến và chống bạc lá tốt.
- Bộ lá vẫn giữ màu xanh khi đến thời điểm thu hoạch
- Hạt thóc tròn bầu, vỏ trấu vàng, 1000 hạt có khối lượng từ 26 – 27 gram, tỷ lệ hạt chắc cao
- Hạt gạo to, cơm có độ mềm và dẻo
Khác với giống lúa OM34 có khả năng chịu mặn, chịu phèn tốt thì giống lúa J02 không sinh trưởng được trong môi trường đất bị xâm nhập mặn. Đó là lý do hiện nay, J02 chưa được đưa vào gieo cấy tại những địa phương vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Kỹ thuật gieo trồng giống lúa Nhật hiệu quả
- Có nguồn gốc từ vùng ôn đới, ưa lạnh nên bà con cần tiến hành gieo mạ từ 15 – 25/6, cấy xong trước ngày 15/7 để lúa trổ vào thời tiết mát mẻ.
- Khi mạ đạt 12 – 15 ngày, bà con cần tiến hành cấy với mật độ từ 30 – 35 khóm/m2
- Khi cấy cần nông tay, thẳng hàng để lúa khi phát triển nhận được nhiều ánh sáng nhất. Điều này giúp cây đẻ nhánh khoẻ, quang hợp tốt và chăm sóc dễ hơn.
- Bón lót (trước cấy): sử dụng từ 40 – 50kg phân bón hữu cơ vi sinh, 20kg phân bón lân super, 30% đạm urê.
- Bón thúc: Sau khi cấy 4 – 5 ngày, bà con cần tiến hành bón thúc bởi cây lúa giai đoạn này có nhu cầu về dinh dưỡng rất lớn để đẻ nhánh.
- Với lúa gieo sạ: Bà con cần tiến hành dặm tỉa khi theo dõi thấy cây mọc từ 2 – 3 lá để đảm bảo mật độ.
Ngoài các kỹ thuật gieo trồng trên, hiện nay với sự phát triển của khoa học – công nghệ, các thiết bị máy bay sạ lúa ra đời đã và đang mang lại nhiều lợi ích ưu việt cho bà con nông dân khi gieo sạ lúa.
Máy bay sạ lúa XAG P100 Pro giúp tăng tỉ lệ nảy mầm 99%

Thông tin liên hệ AIRNANO VIỆT NAM:
Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
Youtube: https://www.youtube.com/@airnanomaybaynongnghiepvie2852/videos
Website: airnano.vn
Hotline: 0989.75.6688 – 091.555.8888