Ngành công nghiệp cao su mỗi năm đem lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt từ nguồn xuất khẩu ra các thị trường lớn trên thế giới. Vậy nên, giá cao su và giá mủ cao su  hôm nay luôn được cập nhật từng ngày tùy theo biến động của thị trường để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của bà con nông dân. Mới bà con cùng Airnano tìm hiểu về ngành công nghiệp cao su, tình hình giá cũng như những cơ hội và thách thức của ngành cao su hiện nay.

Cập nhật tình hình giá cao su và mủ cao su hôm nay

Hiện nay, cao su đang là loại cây công nghiệp dài ngày có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp nước ta. Loại cây này được trồng rộng rãi để lấy nhựa cao su, ứng dụng đa dạng vào các lĩnh vực đời sống. Đặc biệt, Việt Nam đang là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới. Chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp 

Giá cao su, giá mủ cao su hôm nay
Giá cao su, giá mủ cao su hôm nay
Giá cao su hôm nay có xu hướng tăng trở lại tại thị trường trong nước và trên các sàn giao dịch quốc tế. Sau những ngày cao su mất giá một cách khó hiểu khi đang là mùa khô – mùa thiếu nguồn cung cao su thì hôm nay giá cao su đã có dấu hiệu khởi sắc khiến bà con hứng khởi. Giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước biến động trong khoảng 230 – 280 đồng/TSC. Cụ thể: 

  • Tại Bình Phước, giá mủ cao su hôm nay ở mức khoảng 270 – 280 đồng/TSC.
  • Tại Bình Dương nằm trong khoảng 278 – 280 đồng/TSC.
  • Tại Gia Lai, mủ cao su có giá từ 225 – 235 đồng/TSC.

Còn ở thị trường xuất khẩu, Việt Nam đang là 1 trong 5 nước cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn nhất cho Trung Quốc. Thị trường này nhập hàng triệu tấn cao su trong năm và ngày càng tăng về lượng lẫn giá trị so với trước. Ngoài ra tại các sàn giao dịch quốc tế như sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), hay sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 6/2023 cũng có tín hiệu tăng nhẹ.

Những cơ hội của ngành cao su trong tương lai

Cao su là một loại cây công nghiệp ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực sản xuất. Nhu cầu về cao su trên toàn thế giới vẫn đang tăng theo thời gian. Tính đến hiện nay, cao su Việt Nam đã có chỗ đứng tại thị trường thế giới, tỷ lệ xuất khẩu đạt con số khả quan khi có tốc độ phát triển nhanh chóng, xuất khẩu vào hơn 60 thị trường trên thế giới.  

Mủ cao su
Mủ cao su
Trong suốt những năm qua, nước ta đã vươn lên vị trí thứ 4 về xuất khẩu trên thị trường cao su thiên nhiên thế giới, trong đó Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam. Chất lượng cao su đang được đề cao để mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường khó tính như các nước EU, Nhật Bản,… Cao su đang là loại cây có số lượng xuất khẩu lớn, đem lại giá trị kinh tế cao, có tiềm năng phát triển mạnh ở nước ta. Bởi Việt Nam sở hữu diện tích rừng rộng lớn, điều kiện tự nhiên, khí hậu rất ưu ái để phát triển loại cây này. Chính phủ cũng chủ trương định hướng phát triển cao su thành cây trồng chủ lực, xem cao su là một cây đa mục tiêu, khai thác liên tục từ 25-30 năm. Sau khi thu hoạch hết khối lượng mủ, thân gỗ cao su là một rừng gỗ quý, có thể khai thác chế biến ra các sản phẩm mộc dân dụng và xuất khẩu.  Với tính chất là cây công nghiệp có thể khai thác nhiều năm, cung ứng cho nhiều ngành sản xuất công nghiệp, y tế, sản phẩm từ gỗ… sẽ tạo ra hàng  chuc ngàn việc làm ổn định trong nhiều năm giúp tạo công ăn việc làm cho số lượng lớn lao động trên toàn quốc. Với xu hướng phát triển như hiện nay, dự đoán trong tương lai sẽ vẫn cần nguồn lao động khổng lồ từ lao động phổ thông đến lao động có trình độ cao trong ngành này.

Những thách thức của ngành cao su

Thị trường cao su rất có triển vọng phát triển khi giá cao su hôm nay trên thị trường thế giới đang có xu hướng tăng và đạt đến mức cao nhất trong nhiều năm qua. Giá cao su đã tăng ở mức 10%-15% so với năm trước và tiếp tục có xu hướng tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid và các biến động từ tình hình thế giới như cuộc chiến tranh giữa Nga – Ukraina khiến nhu cầu tiêu thụ cao su tại một số quốc gia vẫn ảnh hưởng, giá cao su thế giới chưa ổn định, gây ra nhiều khó khăn cho ngành sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam. Ngoài ảnh hưởng từ tình hình thế giới, Nước ta còn tồn tại một số thách thức khác của ngành sản xuất và xuất khẩu cao su có thể kể đến như:

  • Nhu cầu thị trường lớn nhưng tỷ lệ cạnh tranh bởi các nước khác trong khu vực cũng ngày càng tăng.
  • Thị trường xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc.
  • Trong những năm tới, Chính phủ định hướng không mở rộng diện tích trồng cao su mà đẩy mạnh việc tăng sản lượng cũng như chất lượng cao su trong quá trình canh tác.
  • Sản phẩm cao su của nước ta còn có tình trạng bị đánh giá thấp về chất lượng khi xuất khẩu dẫn đến khó khăn để đẩy mạnh vào thị trường khó tính.
  • Hiện nay nước ta chỉ mới có tiêu chuẩn kiểm định cao su thiên nhiên chứ chưa có cơ chế kiểm định chất lượng cao su chế biến, chưa đảm bảo được chất lượng đầu ra sản phẩm, giảm giá trị cạnh tranh.
  • Một số hiệp định thương mại làm giá cao su nhập khẩu không phải chịu thuế khiến giá cao su nhập vào rẻ hơn dẫn đến doanh nghiệp không ưu tiên dùng cao su trong nước làm nguyên liệu đầu vào của quá trình chế biến cao su.
  • Công nghệ sản xuất, chế biến cao su còn hạn chế cũng như còn thiếu nhiều lao động trình độ cao trong ngành này.

Bên cạnh đó, tình hình thế giới cũng như trong nước biến động cho không chỉ cao su mà nhiều lĩnh vực xuất khẩu khác hiện nay cũng bị ảnh hưởng kéo theo như giá hồ tiêu hôm nay, giá lúa gạo hôm nay…cũng thay đổi tăng giảm trái chiều.

Cơ giới hóa nghành cao su bằng máy bay phun thuốc không người lái.

Đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức như vậy, ngành sản xuất và xuất khẩu cao su trong nước đang hoạt động theo định hướng của nhà nước, xác định việc đẩy mạnh phát triển theo hướng bền vững và tập trung xây dựng thương hiệu ngành là hai trụ cột chính để đáp ứng xu hướng thị trường và yêu cầu của khách hàng quốc tế cũng như nâng cao giá trị sản phẩm.  Để thực hiện mục tiêu đó, cơ giới hóa nông nghiệp đang là giải pháp hàng đầu được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Đây là xu thế mới của thời đại, những thiết bị máy móc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại đang thay đổi bộ mặt nông nghiệp nước ta. Quy trình sản xuất tự động hóa theo quy trình chặt chẽ với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn, kiểm soát chặt chẽ mọi khâu hoạt động, đảm bảo sản phẩm chất lượng cao. Máy bay phun thuốc là một đại diện tiêu biểu trong những thiết bị công nghệ cao góp phần thay đổi phương thức canh tác truyền thống, tiến tới  cơ giới hóa nông nghiệp. Nhiều nơi trên cả nước đã ứng dụng thành công máy bay phun thuốc gặt hái được kết quả vượt mong đợi. Hiện nay, máy bay DJI T50 đang là dòng máy bay phun thuốc mới nhất, được nhiều người săn đón.  Bà con quan tâm, liên hệ Airnano Việt Nam qua số  091.555.8888 hoặc đến trực tiếp tại các trạm dịch vụ của AIRNANO trên toàn quốc để được tư vấn, báo giá chính xác.https://www.youtube.com/watch?v=udSE8q78fdQ

Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *