Giống lúa Séng Cù là giống lúa đang được trồng phổ biến ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là giống lúa cho loại gạo tẻ thơm ngon đặc biệt không nơi nào có được. Với nhiều khách du lịch khi đến Lào Cai, đây là một đặc sản mà họ sẽ lựa chọn mua để về làm quà biếu cho người thân và bạn bè sau chuyến đi xa. Theo tỉnh Lào Cai, thời gian tới địa phương vẫn sẽ tiếp tục gieo trồng giống lúa này trên diện tích lớn, định vị trở thành thương hiệu tỉnh nhà trong tương lai.

Giới thiệu giống lúa Séng Cù – đặc sản vùng Tây Bắc Việt Nam

Bên cạnh các điểm đến hấp dẫn với thiên nhiên hùng vĩ, nếu đến Mường Khương vào đúng dịp bà con thu hoạch lúa, khách du lịch sẽ rất ấn tượng bởi những đồng lúa Séng Cù trĩu bông, hạt vàng chắc mẩy và hương thơm thoang thoảng khắp núi rừng.  Tuy năng suất không đạt ngưỡng như các giống lúa năng suất cao nhất hiện nay, tuy nhiên nhờ vào việc canh tác theo phương thức cổ truyền được lưu giữ từ ngàn xưa mà bà con người Thái, người Dao đã tạo cho hạt gạo Séng Cù một hương vị rất riêng, đậm đà và đầy khác biệt. Gạo của giống lúa Séng Cù sở hữu nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng dưỡng chất cao bao gồm vitamin E, vitamin B1, B3, B6, chất xơ. Ngoài ra, theo các chuyên gia, so với các loại gạo đang được đánh gia cao trên thị trường như giống lúa nếp 97, Thái Xuyên 111, OM34,… gạo Séng Cù còn có các chỉ tiêu dinh dưỡng khác cao gấp 4 – 6 lần. Hiện nay, đặc sản gạo Séng Cù có giá bán rất cao, giao động trong khoảng 33.000 – 43.000/1kg.  Nhận thấy giá trị mà giống lúa Séng Cù mang lại, không chỉ tại Lào Cai, gần đây, giống lúa này còn được đưa vào gieo trồng phổ biến ở các tỉnh như Lai Châu, Điện Biên và một số tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc. Không những giúp bà con cải thiện kinh tế, gạo Séng Cù được xem là hạt ngọc từ núi rừng mà thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng Tây Bắc. Hiện tại, loại gạo từ giống lúa này là một trong những thức quà đặc sản thượng hạng được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhằm bảo vệ và định vị thương hiệu giống lúa Séng Cù cho bà con Tây Bắc tránh khỏi vụ việc tương tự gạo của giống lúa ST25 bị nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong nước vi phạm quy định sở hữu trí tuệ và tài sản thương hiệu, hiện nay loại gạo này đã được Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam xây dựng phương pháp để truy xuất nguồn gốc địa lý với độ chính xác cao đạt từ 80 – 99%. 

Nguồn gốc và đặc tính giống lúa Séng Cù

Để hiểu thêm về đặc tính cũng như ưu điểm của giống lúa này, mời bà con cùng tìm hiểu các thông tin được Airnano Việt Nam tổng hợp sau đây.

Nguồn gốc lúa Séng Cù

Séng Cù là giống lúa thuộc dòng  thuần thơm của Trung Quốc. Qua hoạt động buôn  bán, trao đổi của nhân dân, Séng Cù này được du nhập về tỉnh Lào Cai. Bên cạnh Séng Cù, giống lúa này còn có tên Trung Quốc là Sừ Ly Séng và tên khoa học là Đồn Điền 502. Từ năm 1998, lúa Séng Cù bắt đầu được bà con gieo trồng thử nghiệm tại Lào Cai và được đánh giá thơm ngon nhất khi được trồng tại Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên, Simacai nhờ hàm lượng dinh dưỡng rất cao.  Năm 2016, gạo Séng Cù gieo trồng tại huyện Bát Xát được Ban chấp hành Hội Nông dân Việt Nam cấp giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu. Sau đó 1 năm, gạo Séng Cù của tỉnh Lào Cai được chứng nhận là thương hiệu vàng nông nghiệp. Hiện nay, mặc dù đã được nhân giống và đưa vào gieo trồng nhiều ở nhiều nơi nhưng do kén đất nên dần dần lúa Séng Cù không còn được bà con nông dân trồng phổ biến. Do đó dù là đặc sản được ưa chuộng nhưng loại gạo này thực tế không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá loại nông sản này thường cao hơn so với một số giống lúa khác có chất lượng tương đương như giống lúa OM380, Nàng Xuân hay Tám Xoan Hải Hậu. 

Đặc tính của giống lúa Séng Cù

Giống lúa Séng Cù
Giống lúa Séng Cù
  • Thời gian sinh trưởng: từ 100 – 115 ngày
  • Cây cao, cứng rạ nên khả năng chống đổ tốt
  • Thích nghi và chống chịu được trong môi trường hạn hán, nhiệt độ cao
  • Hạt gạo bóng, dài và to đều, màu trắng ngà, không bóng bẩy như những loại gạo khác
  • Cơm khi nấu sẽ thơm, dẻo, ngọt đậm đà, vị bùi và hàm lượng dinh dưỡng cao với nhiều vitamin, đặc biệt trong đó vitamin B1 cao gấp 4 lần các gạo truyền thống khác
  • Tỷ lệ bạc bụng và mối mọt, côn trùng thấp
  • Đất trồng lúa Séng Cù có 4 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa, nhóm đất glây, nhóm đất xám, nhóm đất dốc tụ.

Bên cạnh đó, giống lúa Séng Cù là giống có thể gieo trồng được cả 2 vụ trong năm, tuy nhiên bà con địa phương chủ yếu gieo vào vụ mùa từ tháng 7 – tháng 10, thu hoạch khi có gió heo may. Còn ở vụ chiêm xuân, chu kì cấy bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau, thu hoạch tháng 5, 6.  Khác với các giống lúa khác, với giống lúa Séng Cù, người nông dân phải trồng trên các sườn núi cao, do đó năng suất của lúa không cao. Sản lượng trung bình của vụ chiêm chỉ đạt khoảng 5 tấn/ha, vụ mùa 4 tấn/ ha. Hiện nay, với sự ra đời của các thiết bị máy bay sạ lúa không người lái chuyên dụng, năng suất lúa Séng Cù đã được cải thiện bởi thiết bị này giúp hạt giống mọc đều, lên nhanh, rễ bám sâu xuống đất.     Ngoài ra, nguồn nước phục vụ để gieo trồng lúa Séng Cù chủ yếu là mạch nước ngầm chảy ra từ trong các khe núi và nước rửa trôi. 

Kỹ thuật canh tác lúa Séng Cù hiệu quả cao

  • Ngâm ủ hạt giống

Trước khi mang gieo, bà con nên mang hạt giống đãi và ngâm trong nước sạch cho đến khi hạt no nước. Sau đó, mang giống rửa thật sạch và để ráo nước, ủ ở nhiệt độ khoảng 28 – 350C.  Trong quá trình ủ, bà con cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng giống để điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ sao cho phù hợp. Sau khi hạt giống ra mầm thì đem gieo. 

  • Kỹ thuật gieo mạ

Sử dụng từ 30 – 50g mộng gieo trên 1m2, chú ý gieo đều tay để mạ có thể mọc tốt. Tuy nhiên, với các phương pháp truyền thống như sạ lan, sạ hàng thì bà con sẽ gặp nhiều khó khăn khi lúa lên không đều, hạt giống bị dồn cục và dễ rửa trôi khi gặp mưa lớn. Do đó, bà con có thể sử dụng máy bay sạ lúa DJI T30 để tăng hiệu quả canh tác, đảm bảo ổn định năng suất hơn.

  • Phân bón

– Bón lót: sử dụng 300kg P/chuồng + 15 – 20kg NPK cho một sào ruộng mạ

– Bón Thúc lần 1 khi mạ 2,5 lá : sử dụng 2kg Đạm +1kg Kali

– Bón thúc lần 2 khi mạ 4.0 lá : sử dụng 2kg Đạm +1kg Kali.

  • Phòng trừ sâu bệnh hại

Sau khi gieo sạ, bà con cần xuống đồng thường xuyên để kiểm tra, phát hiện và phòng trừ một số loại sâu bệnh kịp thời. Ngoài ra, khoảng 3 – 5 ngày trước khi cấy nên tiến hành phun để phòng ngừa một số sâu bệnh hại chính. Để sử dụng các thiết bị máy bay sạ lúa cho mùa vụ của mình, bà con vui lòng liên hệ Airnano Việt Nam để được tư vấn và báo giá.https://www.youtube.com/watch?v=pXUlai32SIk&t=119sThông tin liên hệ Airnano Việt Nam: Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNamYoutube: https://www.youtube.com/@airnanomaybaynongnghiepvie2852Website: https://airnano.vn/Hotline: 0989.75.6688 – 091.555.8888

Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *