Hiện nay việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng như xây dựng nông thôn mới đã và đang áp dụng triệt để ở nhiều nước trên thế giới. Vậy tái cơ cấu ngành nông nghiệp là gì?

Tái cơ cấu nông nghiệp (Agricultural Restructuring) là quá trình cách mạng các hình thức sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích tạo ra sự đổi mới về chất lượng sản phẩm theo hướng chuyên sâu, đồng thời nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là gì?

Khái niệm về giai đoạn phát triển, tái cơ cấu ngành

Tái cơ cấu nông nghiệp có bản chất là quá trình sắp xếp lại các yếu tố liên quan đến một chuỗi giá trị như khâu quy hoạch, cơ sở hạ tầng, hình thức tổ chức sản xuất, chuỗi cung ứng dịch vụ sản xuất cũng như thu hoạch, thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ thuộc các mặt hàng sản phẩm ngành nông nghiệp.

tái cơ cấu ngành nông nghiệp nuôi trồng thủy sản

Xét trên một phương diện khác, tái cơ cấu ngành nông nghiệp thực sự là một quá trình phức tạp, trong đó tập trung triển khai đẩy mạnh nhiều giải pháp chuyển đối hình thức cơ cấu mùa vụ, cây trồng hay vật nuôi nhằm nâng cao giá trị sản xuất.

Từ đó, tăng thêm thụ nhập cho bà con nông dân, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của bà con nông dân

Nội dung về tái cơ cấu ngành nông nghiệp

  • Tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp thuộc tái cơ cấu tổng thể của nền kinh tế quốc dân, tái cơ cấu nông nghiệp phải phù hợp với chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước.
  • Việc phát triển kinh tế, xã hội cũng phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường, phải đảm bảo tính bền vững.
  • Thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp phải vừa tuân theo nguyên tắc của thị trường vừa để đảm bảo được lợi ích cho nông dân và người tiêu dùng. Mục tiêu là phải nâng cao cả về chất lượng và số lượng, hiệu quả được thể hiện rõ qua giá trị, lợi nhuận. Thêm vào đó, phải chú trọng vào đáp ứng nhu cầu của xã hội.
  • Nhà nước luôn có những chính sách hỗ trợ, tạo cho nông dân môi trường thuận lợi để phát triển về kinh tế. Đồng thời, nhà nước tập trung nghiên cứu, phát triển thị trường, cơ sở hạ tầng, công nghệ, dịch vụ. Đảm bảo đời sống cho nhân dân.
  • Các chủ nông và doanh nghiệp nên cơ giới hóa ngành nông nghiệp như đầu tư vào máy móc, công nghệ, đổi mới quy trình sản xuất. Nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm làm ra. Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Hai ngành chủ yếu đó là trồng trọt và chăn nuôi.

Nước ta, đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông – lâm – thủy sản theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng dần tỷ trọng ngành lâm nghiệp và ngành ngư nghiệp.

Cụ thể trong sản xuất nông nghiệp giảm dần việc trồng lúa thay vào đó là trồng các loại cây công nghiệp, rau quả hoặc thậm chí là cả cây dược liệu hoặc quy hoạch đất để đi chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

Ngành trồng trọt chủ yếu cung cấp lương thực, thực phẩm xã hội hoặc nguyên liệu cho việc chế tác, sản xuất trong các công nghiệp hay sức khỏe (dược liệu). Bên cạnh đó, xuất khẩu các sản phẩm ra nước ngoài như lúa gạo, trái cây, gỗ, cao su, cà phê hay thức ăn cho ngành chăn nuôi.

xu hướng chuyển dịch ngành trồng trọt

Việt Nam đang là một trong những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới và đặc biệt vào năm 2019 cả 2 giống lúa ST24 và ST25 được đánh giá là gạo ngon nhất thế giới. Đây là một trong những thành tựu đáng nể của nước nhà trong thời gian gần đây.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi trong sản xuất ngành nông nghiệp cung cấp cho chúng ta các loại thức ăn như thịt, trứng, cá, sữa hoặc nguyên liệu để tổng hợp hóa chất, dược phẩm, dược liệu,… Mục đích cuối cùng đó là đáp ứng được nhu cầu của xã hội, cũng như phục vụ cho các ngành công nghiệp nước nhà. Ngoài ra, sản phẩm của ngành thủy hải sản (chăn nuôi) như cá tra cũng được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Hoa kỳ hay EU (Châu Âu).

xu hướng chuyển dịch ngành chăn nuôi

Hiện nay, các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, Đảng và Nhà nước phát triển theo nền kinh tế hiện đại nên ngành chăn nuôi sẽ chiếm ưu thế hơn so với ngành trồng trọt. Hai ngành ngày kết hợp và thúc đẩy cùng nhau phát triển.

Tóm lại, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp là quá trình phức tạp, khó khăn và cần thời gian dài để đánh giá, tổng kết từ đó rút kinh nghiệm để phù hợp với cơ sở xây dựng, xu hướng thế giới với mong muốn đưa nền kinh tế ngày càng vững mạnh, bay cao bay xa hơn trong tương lai.

Qua bài viết này Airnano chúng tôi hi vọng giúp các bạn hiểu rõ được Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là gì? Xu hướng chuyển dịch tái cơ cấu nông nghiệp.

Xem thêm: Đất phi nông nghiệp là gì?

Đánh giá bài viết post
Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *