Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất song, Kali lại là yếu tố giúp nâng cao chất lượng lúa gạo. Tuy nhiên, bón Kali cho lúa vào thời điểm nào là thích hợp nhất thì không phải nhà nông nào cũng nắm được. Bài viết này chia sẻ đến bà con các thời điểm bón kali cho lúa hiệu quả nhất, hãy cùng theo dõi để có vụ lúa thành công nhé.
Vai trò của Kali đối với cây lúa
Lúa là cây lương thực chính và có vai trò quan trọng, mang tính chiến lược đối với kinh tế cũng như các vấn đề an ninh lương thực tại Việt Nam. Để nâng cao năng suất và chất lượng lúa, hằng năm nền nông nghiệp nước ta tiêu thụ lượng lớn và đa dạng các loại phân bón (từ phân hoá học, phân hữu cơ đến phân vi sinh) cho các hoạt động canh tác sản xuất lúa. Trong đó, phân bón Kali chiếm tỉ lệ lớn bên cạnh phân lân và phân đạm. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào loại phân bón này cũng có thể bón cho lúa. Để Kali có thể phát huy tối đa tác dụng, nhà nông cần thường xuyên thăm đồng để theo dõi kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây (thông qua các biểu hiện thiếu Kali) hoặc đúng nhất, bà con nên bón cho lúa vào các thời điểm “vàng” được chuyên gia khuyến nghị. Vậy, nên bón Kali cho lúa vào thời điểm nào?
Trước khi tìm hiểu các thời điểm bón Kali cho cây lúa, mời bà con cùng điểm qua một số tác dụng của kali đối với cây lúa mà Airnano Việt Nam đã tổng hợp:
- Thứ nhất, kali có nhiệm vụ tổng hợp tinh bột, protein và đường. Do đó, sử dụng phân bón Kali giúp lúa đạt năng suất cao hơn và tăng chất lượng.
- Thứ hai, kali điều tiết chuyển hóa enzym và thúc đẩy quá trình quang hợp của cây lúa.
- Thứ ba, kali giúp tăng cường miễn dịch cho cây lúa trước các yếu tố gây hại như sâu bệnh, côn trùng và thời tiết.
- Bón Kali hợp lý và đầy đủ sẽ giúp bộ rễ của lúa phát triển nhanh, khỏe mạnh hơn. Qua đó giúp lúa có thể hấp thụ các dưỡng chất và vận chuyển nước hiệu quả hơn.
- Ngoài ra, việc bổ sung Kali còn giúp tạo độ cứng nhất định cho cây, giúp cây không bị mềm rũ và hạn chế bệnh còi cọc. Vì vậy, các bộ phận của lúa như thân, lá, rễ hay các tế bào quan trọng khác của lúa cũng được bảo vệ tốt hơn.
- Bên cạnh đó, dinh dưỡng Kali giúp trung hòa đạm nhờ có khả năng đồng hóa Nitơ, tổng hợp Protein.
- Cuối cùng, Kali còn giúp nâng cao phẩm chất và giá trị thương phẩm của hạt lúa: tạo độ sáng bóng, tăng hàm lượng tinh bột, giảm tỉ lệ bị hạt bị lem lép.
Tuy nhiên, do phân Kali là phân bón hoá học nên nếu sử dụng không đúng lúc, lạm dụng một cách tràn lan sẽ không những không mang lại những tác dụng mong muốn mà còn gây phản tác dụng đối với sự sinh trưởng và phát triển của lúa. Do đó, ngoài nguyên tắc bón đúng liều lượng, đúng cách thì khi sử dụng Kali cho lúa nhà nông cần tuân thủ nguyên tắc đúng lúc. Vậy, bón Kali cho lúa vào thời điểm nào là thích hợp nhất?
Các thời điểm “vàng” bón Kali cho cây lúa hiệu quả nhất
Trong nông nghiệp, bón Kali cho cây vào thời điểm nào luôn được nhà nông tìm hiểu dựa trên đặc điểm sinh trưởng và phát triển của từng loại cây đó. Đối với cây lúa, thời điểm được xem là tốt nhất để bón kali được các chuyên gia khuyến khích là thời điểm đẻ nhánh bón thúc, thời điểm làm đòng bón thúc và thời điểm bón lót.
Thời điểm đẻ nhánh bón thúc
Đây là thời điểm đầu tiên bà con cần bón kali cho lúa.
- Thời gian: sau khi cấy lúa khoảng 2 – 15 ngày, số ngày tuỳ thuộc vào giống lúa đang trồng là giống ngắn hay dài ngày.
- Tác dụng: Cung cấp kali cho lúa trong giai đoạn này sẽ giúp lúa mới cấy tăng cường khả năng hấp thụ các dưỡng chất, giúp thân cây cứng cáp và chắc khỏe hơn.
- Liều lượng: Ở thời điểm này nên sử dụng một lượng phân bón cho lúa khoảng từ 2 – 3kg/500m2 đất để giúp cho lúa mới cấy ra rễ mạnh, kháng phèn.
Thời điểm làm đòng bón thúc
Thời điểm làm đòng bón thúc hay còn được gọi là thời điểm bón đón đòng cho lúa. Lúc này, việc bổ sung Kali cho lúa là rất quan trọng khi lúa của bà con đã đứng cái và chuẩn bị làm đòng.
- Thời gian: Thời điểm làm đòng bón thúc là khoảng 38 – 45 ngày sau khi gieo sạ.
- Tác dụng: Bón Kali trước lúc lúa trổ bông giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng được tốt hơn. Từ đó sẽ cải thiện được chất lượng bông lúa đồng thời làm tăng số lượng bông lúa trên cây, tăng trọng lượng của hạt và đảm bảo chất lượng hạt gạo khi thu hoạch. Ngoài ra, sử dụng Kali thời điểm này còn giúp cho bộ rễ khoẻ và rắn chắc, hạn chế tình trạng đổ ngã khi lúa trổ bông.
- Liều lượng: Nên sử dụng khoảng 40 – 60kg/ha đất trong thời điểm này.
Thời điểm bón lót
Ngoài các giai đoạn bón thúc cho lúa là sau đẻ nhánh và làm đòng thì bà con nên bón lót kali trước khi gieo mạ. Tuy nhiên liều lượng bón thời điểm này sẽ không quá cao, khoảng từ 1 – 1.5kg phân/500m2 và thường bón kết hợp cùng phân bón urê hoặc phân lân.
Bên cạnh nắm rõ các thời điểm “vàng” khi sử dụng Kali cho lúa, yêu cầu về kỹ thuật bón cũng cực kỳ quan trọng trong số những kỹ thuật trồng lúa để phân có thể phát huy hết mức tác dụng của mình, giúp lúa phát triển tốt qua các thời điểm nhạy cảm. Dưới đây, Airnano chia sẻ đến anh chị và bà con cách bón kali cho lúa chính xác, đúng kỹ thuật nhất.
Hướng dẫn cách bón Kali cho lúa đúng kỹ thuật
Sau đây là một số kỹ thuật bón Kali cho lúa giúp tăng hiệu quả của phân bón, mời bà con tham khảo.
Liều lượng kali cho một số giống lúa được khuyến nghị như sau:
- Đối với giống lúa thuần và lúa lai ngắn ngày: sử dụng từ 40 – 50kg/ha.
- Đối với giống lúa thuần và lúa lai dài ngày: sử dụng từ 50 – 60kg/ha.
Cách bón: Rải đều lượng phân bón trên toàn bộ diện tích lúa được gieo trồng. Lưu ý tránh tình trạng phân bị tập trung, dồn đóng một chỗ. Điều này sẽ làm cho một số khu vực lúa bị dư thừa phân, một số khu vực khác lại thiếu hụt.
Để giải quyết hạn chế này, khi canh tác trên diện tích quá lớn, bà con nên sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu T50 để hỗ trợ rải phân đều, thẳng hàng, chính xác và hiệu quả hơn.
Kết luận
Như vậy, qua bài viết “bón kali cho lúa vào thời điểm nào là thích hợp nhất”, ngoài việc chia sẻ 03 thời điểm phải sử dụng phân Kali cho cây lúa thì Airnano Việt Nam còn cung cấp cho anh chị và bà con một số tác dụng chính của phân Kali cũng như các cách bón phân Kali đúng kỹ thuật nhất. Tóm lại, kali là loại phân bón cần thiết đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa nước. Tuy nhiên, bà con cần lưu ý bón Kali đúng thời điểm và đúng kỹ thuật, không được lạm dụng nó quá mức nhằm tránh gây ra các ức chế đối với cây. Hy vọng, thông qua đó sẽ giúp quý anh chị và bà con có được những thông tin hữu ích để ứng dụng cho mùa vụ tiếp theo. Chúc anh chị và bà con đạt mùa vàng bội thu. Ngoài ra, nếu có nhu cầu mua và sử dụng máy bay rải phân DJI T50 hay các thiết bị máy bay khác, bà con vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và báo giá.
Thông tin liên hệ Airnano Việt Nam:
- Facebook: https://www.facebook.com/Airnano.vn
- Youtube: https://www.youtube.com/@airnanomaybaynongnghiepvie2852
- Website: https://airnano.vn/
- Hotline: 0989.75.6688 – 091.555.8888
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
- Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
- Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
- Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
- Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
- Website: https://airnano.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
- Email: contact@airnano.vn