Sâu bệnh hại chanh dây luôn là vấn nghiêm trọng đe doạ đến năng suất của chanh dây. Tiêu biểu như bệnh phấn trắng trên chanh dây khiến cho chất lượng trái suy giảm đáng kể. Vậy nên, những biện pháp phòng trừ bệnh hại này luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ bà con. Mời bà con cùng Airnano tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách phòng trừ loại bệnh trên trong bài viết dưới đây.

Bệnh phấn trắng trên chanh dây là gì?

Bệnh phấn trắng trên chanh dây là một trong những loại bệnh hại thường gặp. Bệnh gây hại trực tiếp đến phần lá và trái của cây chanh dây gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như do virus, chúng xuất hiện và lây lan nhanh từ cây này sang cây khác do sự chích hút của các loại sâu hại như bọ trĩ, rệp sáp, ruồi vàng, rầy,…

Bệnh phấn trắng trên chanh dây
Bệnh phấn trắng trên chanh dây

Hoặc do quá trình ươm trồng, cấy ghép cây con không xử lý kỹ khiến mầm bệnh gây hại cho cây con. Sau đó lại tiến hành trồng và chăm sóc giống cây đã bị nhiễm bệnh khiến bệnh hại phát triển và lây lan nhanh chóng. Ngoài ra bệnh phấn trắng còn có thể lây lan qua các dụng cụ làm vườn như dao, kéo cắt cành, cuốc, xẻng,… Dấu hiệu nhận biết bệnh phấn trắng là ở trên lá và chồi non bởi chúng thường tấn công khi cây còn non, làm lá nhăn nheo, nhỏ hơn bình thường, chóp lá bị vàng, cuống lá lốm đốm. chồi ngọn không phát triển. Còn khi gây hại trái sẽ khiến trái bị biến dạng, vỏ sần sùi, xuất hiện những u to nhỏ.  Trên thực tế, ở điều kiện phát triển bình thường chanh dây trồng bao lâu có trái? Thông thường, sau tầm 5 đến 6 tháng là cây đã ra quả. Nhưng nếu cây bị bệnh phấn trắng tấn công sẽ ngừng phát triển, màu sắc trái không đồng nhất và trái bị cứng lại. mẫu mã trái xấu, khó bán khiến cho giá trị kinh tế bị giảm.

Cách phòng trừ bệnh phấn trắng cho cây chanh dây

Để phòng trừ bệnh phấn trắng trên chanh dây bà con nên sử dụng cây con khỏe mạnh, sạch bệnh để trồng. Bón phân cân đối, hợp lý, tránh bón nhiều đạm trong mùa mưa. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ kết hợp với nấm đối kháng để giúp đất tơi xốp hơn. Vệ sinh khử trùng các dụng cụ dùng trong vườn trước và sau khi sử dụng để hạn chế sự lây lan của mầm bệnh. Bên cạnh đó, khoảng cách trồng chanh dây cần đặc biệt chú ý và không trồng xen các loại cây là vật chủ kí sinh của các tác nhân gây hại như ớt, cà tím, khoai tây, thuốc lá, dưa chuột…Sử dụng các loại bẫy côn trùng, giấy bạc phản chiếu ánh sáng để xua đuổi côn trùng. Tưới tiêu nước hợp lý, cung cấp đủ nước cho cây trong mùa khô. Thăm khám vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hường giải quyết kịp thời. Khi phát hiện cây chanh dây đã nhiễm bệnh, bà con cần thực hiện các việc sau: tiến hành cắt bỏ các phần bị bệnh trên cây thậm chí nhổ bỏ cây bị nhiễm bệnh nặng mang đi tiêu hủy. Sau đó phun các loại thuốc BVTV lên thân cành lá cây bệnh và những cây còn lại trong vườn để xử lý mầm bệnh đồng thời tăng kích kháng cho cây. Phun 2 lần cách nhau 3 ngày. Hiện nay, dịch vụ phun thuốc chanh dây đang rất được ưa chuộng vì sự tiện lợi và hiệu quả cao vượt trội mà nó mang lại.

Những khó khăn trong phòng trừ bệnh phấn trắng trên chanh dây

Chanh dây là loại cây mới phát triển những năm gần đây, mô hình trồng chanh dây phổ biến hiện nay là trồng xen canh với các loại cây khác như cây tiêu, cây cà phê con, cây cao su,…Tuy nhiên, việc chanh dây đem lại giá trị kinh tế cao khiến nhiều người đổ xô trồng chanh dây tiềm ẩn những mối nguy hiểm đáng báo động. Tình trạng mở rộng diện tích trồng cây với nhiều nơi trồng tự phát, thiếu kỹ thuật trồng chanh dây khiến bệnh phấn trắng trên chanh dây bùng phát mạnh, lây lan với tốc độ nhanh chóng gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho bà con. Thậm chí bệnh hại còn có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cây chanh dây những mùa vụ sau, làm giảm tuổi thọ cây chanh dây.   Bên cạnh đó, việc phun thuốc cho chanh dây bằng phương pháp phun bằng béc phun tay truyền thống chưa thật sự đem lại hiệu quả tốt. Chanh dây được thường được trồng trên giàn cao, phun thuốc từ dưới lên không đảm bảo được mật độ phủ thuốc lên chanh dây, chưa diệt trừ được bệnh hại. Ngoài ra, thuốc bị nhiễu xuống trong quá trình phun sẽ gây hại cho sức khoẻ bà con…

Phòng trừ bệnh phấn trắng bằng máy bay phun thuốc DJI T40

Để khắc phục những nhược điểm còn tồn đọng của phương thức phun thuốc cũ, máy bay phun thuốc được nghiên cứu thử nghiệm và cho ra đời. Được xem là giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả nhất hiện nay. Sử dụng drone phun thuốc giúp nâng cao sản lượng cũng như chất lượng chanh dây cuối mùa vụ. Tiêu biểu như dòng máy bay phun thuốc DJI T40 được thiết kế để tự động vận hành theo lộ trình được lập sẵn, phun thuốc từ trên cao xuống, giúp đảm bảo mật độ bao phủ thuốc đồng đều với độ chính xác cao, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí nhân công và an toàn cho sức khoẻ của bà con.https://www.youtube.com/watch?v=udSE8q78fdQ

Thông tin liên hệ Airnano Việt Nam

Facebook: https://www.facebook.com/Airnano.vn
Youtube: https://www.youtube.com/@airnanomaybaynongnghiepvie2852
Website: https://airnano.vn/
Hotline: 0989.75.6688 – 091.555.8888

Đánh giá bài viết post
Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *