Những năm qua, bệnh trắng lá lúa hay còn gọi là cháy bìa lá xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều. Theo thống kê, ruộng mắc bệnh có tỷ lệ hạt lép cao, có thể giảm đến 70% năng suất hoặc mất mùa. Để lúa “an toàn” trước loại vi khuẩn này, mời bà con cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách nhận biết và các biện pháp phòng trừ trong bài viết sau đây.

Nguyên nhân bệnh trắng lá lúa

Bệnh trắng lá lúa hay còn gọi là bệnh bạc lá (cháy bìa lá) là bệnh do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Oryzae gây ra.  

Bệnh thường gây hại trên các loại lúa giống chất lượng cao, phiến lá to và mỏng như giống lúa OM 5451 (tỷ lệ nhiễm bệnh khoảng 5 – 10%). Trên thực tế, bệnh trắng lá lúa có thể phát sinh trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa, đặc biệt là 3 giai đoạn lúa đón đòng, trổ bông, chín và gây hại trên hầu hết các bộ phận của cây như lá, thân, rễ,… 

Bạc lá lúa

Hiện nay, khi bối cảnh sản xuất lúa đại trà, tỷ lệ giống lúa nhiễm bệnh trắng lá ngày càng cao, nhất là trong vụ Hè Thu và gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa nếu không được phòng trừ hiệu quả. Do đó, để cứu lúa khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, bà con cần chủ động phát hiện sớm các triệu chứng bệnh để có các biện pháp phòng trừ kịp thời. 

Dấu hiệu nhận biết cây lúa bị bệnh trắng lá

Giống với bệnh đạo ôn, bệnh trắng lá lúa chủ yếu gây ra các triệu chứng trên lá. Bà con có thể dựa vào các biểu hiện dưới đây để nhận biết lúa nhiễm bệnh. 

Cháy bìa lá

Cháy bìa lá

Ở giai đoạn lúa làm đòng, trỗ bông hoặc giai đoạn mạ, cây lúa thường xuyên đối mặt với vi khuẩn gây bệnh. Cháy bìa lá là một trong những triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất cho thấy lúa đã bị bệnh. 

  • Trên mạ con: xuất hiện các đốm úng nước ở phần bìa những lá già. Sau đó, các đốm này lớn dần, lá lúa vàng và khô héo. 
  • Trên phiến lá: vết bệnh xuất hiện ở chóp lá, tạo ra các sọc dài úng nước. Một thời gian sau, vùng lá bị bệnh chuyển sang màu vàng, bìa lá gợn sóng. Lâu dần, vết bệnh lan nhanh khắp toàn bộ bề mặt lá làm lá khô đi. 
  • Trên hạt: vỏ hạt xuất hiện các đốm màu xám trắng hoặc trắng vàng.

Héo lá

Bệnh xuất hiện vào khoảng 1 – 2 tuần từ sau khi cấy.

Khi nhiễm bệnh, lá lúa mất dần màu xanh tươi mà mang màu xanh xám, cuốn tròn theo hướng dọc gân lá. 

Đối với lúa cấy đã được cắt lá, phần bên dưới mặt cắt xuất hiện những đốm úng nước. Nếu bị nặng, lá lúa sẽ chuyển sang màu xanh xám, lâu dầu lá bị cuốn và héo dần và mất khả năng quang hợp. Điều này làm cho cây lúa sinh trưởng kém, thậm chí chết cây.

Vàng lá lúa

Vàng lá lúa

Triệu chứng vàng lá lúa thường gặp trên những ruộng lúa trưởng thành. 

Khi nhiễm bệnh, các lá non của lá có màu vàng nhạt, đôi khi xuất hiện những sọc to màu vàng hoặc xanh vàng ở trên phiến lá. 

Lá lúa bị vàng khiến quá trình trao đổi chất dinh dưỡng của cây bị hạn chế; mất dần khả năng quang hợp làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

3 biện pháp nên áp dụng để “cứu” lúa bị bệnh trắng lá

Để phòng trừ bệnh trắng lá lúa, bà con cần áp dụng đồng bộ các biện pháp sau đây:

  • Thường xuyên thăm đồng ruộng, kiểm tra, theo dõi để phát hiện triệu chứng của bệnh càng sớm càng tốt.
  • Chăm sóc, bón phân cân đối và điều tiết nước phù hợp để cây lúa có đủ điều kiện sinh trưởng tốt.

Lưu ý: Sử dụng phân bón cho lúa hợp lý: không bón quá nhiều phân đạm, kết hợp giữa bón đạm với các loại phân chuồng, lân và kali. 

Khi ruộng có dấu hiệu của bệnh, bà con cần đảm bảo mực nước trên ruộng luôn ổn định với độ ngập khoảng 3 – 5cm. Sử dụng các loại thuốc hoá học chuyên dùng cho bệnh trắng lá trên lúa để phun phòng trừ. Để nâng cao hiệu quả, bà con có thể áp dụng giải pháp phun ưu việt từ máy bay phun thuốc DJI T40, DJI T20P,… Với các tính năng công nghệ thông minh cùng thiết kế hiện đại, máy bay DJI T40, DJI T20P,… được sử dụng để phun thuốc xuyên qua tất cả các lớp lúa dày, giúp thuốc phân tán và bám đều trên toàn bộ mặt lá, đảm bảo tiêu diệt và ngăn chặn tới 99% vi khuẩn gây hại.

Kết luận

Bệnh trắng lá lúa là một trong những bệnh hại cây lúa điển hình, có khả năng gây hại diện rộng đối với các ruộng lúa trên cả nước.

Để phòng trừ vi khuẩn gây ra bệnh hại này, bà con cần dựa vào các triệu chứng để nhận biết bệnh từ sớm. Sau đó, kết hợp đồng bộ biện pháp canh tác, biện pháp hoá học và giải pháp máy bay phun thuốc thông minh để ngăn chặn sự lây lan và tiêu diệt các mầm bệnh hiệu quả.

Hiện nay, Airnano là đơn vị cung cấp các thiết bị máy bay phun thuốc uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tâm, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ và đáp ứng mọi nhu cầu của bà con từ mua mới, đào tạo vận hành và sửa chữa.

Bà con quan tâm xin vui lòng liên hệ để được tư vấn.

Thông tin liên hệ Airnano Việt Nam tại:

Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *