Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, cây lúa nước thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại bệnh hại gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây. Trong đó, bệnh vàng lá lúa là phổ biến nhất. Nếu bà con đang đau đầu vì lúa nhà đang gặp tình trạng này, hãy cùng Airnano theo dõi bài viết sau đây để tìm ra nguyên nhân và  cách xử lý nhé.

Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh vàng lá lúa

Lúa bị vàng lá là một hiện tượng bà con thường gặp trong quá trình trồng lúa, kể cả giống lúa ngắn ngày hay dài ngày. Khi bị bệnh, lá lúa từ màu xanh bắt đầu chuyển sang vàng hoặc vàng nhạt. Nếu không xử lý kịp thời, bệnh vàng lá lúa sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, gây mất năng suất và chất lượng của lúa khi thu hoạch. 

Lúa bị bệnh vàng lá

Vậy, nguyên nhân lúa bị vàng lá là do đâu? 

Theo các chuyên gia về nông nghiệp, nguyên nhân khiến lúa bị vàng lá hàng loạt có rất nhiều nhưng trong đó, vàng lá do nghẹt rễ và vàng lá do bệnh bạc lá là hai nguyên nhân chính gây ra bệnh vàng lá lúa.

Vàng lá lúa do nghẹt rễ

Nguyên nhân:

  • Khi làm đất các gốc rạ chưa được phân huỷ, bón phân tươi chưa ủ hoai mục.
  • Ruộng ngập úng, không thoát được nước nên bị chua.
  • Sử dụng phân bón cho lúa không cân đối: thừa đạm, thiếu kali, lân và các nguyên tố khác.
  • Môi trường đất thiếu nhiều oxy, tồn tại nhiều độc tố.

Biểu hiện bệnh vàng lá lúa

Khi gặp một trong những nguyên nhân trên, cây lúa sẽ bị ngộ độc hữu cơ (hay còn gọi là nghẹt rễ). Khi bộ rễ không thể phát triển được, không hút được nước và dưỡng chất nuôi cây sẽ làm cho lá lúa bị vàng dần.

Biểu hiện:

  • Khi bị bệnh vàng lá, toàn bộ cây lúa sẽ có các triệu chứng sau:
  • Rễ lúa có màu đen khi nhổ lên, không còn các rễ trắng.
  • Có mùi hôi tanh phảng phất.
  • Chóp lá chuyển sang màu vàng rồi sau đó lan ra cả lá. Lâu dần, lá lúa có màu nâu đỏ, sờ vào khô cứng.
  • Nếu bị nhẹ, lúa đẻ nhánh ít hoặc không thể đẻ được; cây trở nên còi cọc, sinh trưởng chậm. Nếu bị nặng, lúa không thể sinh trưởng và chết dần.

Vàng lá do bệnh bạc lá

Vàng lá do bệnh bạc lá

Nguyên nhân:

  • Nguyên nhân chính khiến lúa bị bạc lá dẫn đến hiện tượng vàng lá lúa đồng loạt đó là do vi khuẩn Xanthomonas Oryzae gây ra.
  • Một số giống lúa mẫn cảm với bệnh bạc lá như lúa lai, lúa thuần của Trung Quốc.
  • Điều kiện thời tiết nóng ẩm và mưa to trong giai đoạn lúa cần quang hợp.
  • Bón phân đạm cho lúa quá nhiều, không cân đối giữa đạm, lân và kali; bón quá muộn.
  • Chăm bón sai kỹ thuật.

Biểu hiện:

  • Đầu hoặc hai bên mép của lá lúa xuất hiện những vết có màu xanh đậm, sau đó lan dần toàn bộ hai mặt lá. 
  • Khi thời tiết nắng lên, các vết bệnh bắt đầu héo đi, phiến lá có dấu hiệu khô trắng từng vệt.
  • Phía rìa của vết bệnh có hình gợn sóng. 
  • Nếu nhiễm bệnh nặng vào những giai đoạn như làm đòng, trỗ bông, cây lúa sẽ bị nghẹn đòng, bông bị bạc, tỉ lệ hạt lép cao.

Ngoài 2 nguyên nhân chính trên, bệnh vàng lá lúa còn có thể do nấm hoặc virus gây ra. Để đảm bảo năng suất và chất lượng hạt khi thu hoạch, bà con cần chủ động theo dõi và tiến hành các biện pháp phòng trị đúng cách, khoa học. 

Nếu đang băn khoăn về các giải pháp đối phó với hiện tượng này, bà con có thể tham khảo một số cách trị vàng lá lúa phổ biến dưới đây.

Biện pháp xử lý bệnh vàng lá trên cây lúa

Như đã biết từ phần trên, vàng lá lúa có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, cách tốt nhất để “cứu” cây lúa khỏi tình trạng này chính là dựa vào nguyên nhân để phòng trị cho đúng bệnh.

Đối với lúa vàng lá do nghẹt rễ

– Khi cây lúa đã bị vàng lá do nghẹt rễ, bà con lưu ý tuyệt đối không nên bón phân có chứa dinh dưỡng đạm hoặc phân bón NPK cho cây. 

– Khi mới chớm bệnh, bà con dùng một số loại phân bón lá như để phun cho toàn bộ diện tích lúa.

– Sau khi đã phun thuốc khoảng 2 – 3 ngày, bà con tiến hành tháo cạn nước ruộng, rắc một lượng từ 18 – 20 kg vôi kết hợp sục bùn, sau đó tiếp tục tháo nước cho đến khi khô ruộng.

– Để khô ruộng khoảng 5 – 7 ngày sau đó lại cho nước vào ngập 2 – 3 cm.

Đối với lúa vàng do bạc lá

– Sử dụng phân bón một cách đầy đủ, cân đối

– Thường xuyên thăm đồng để theo dõi và phát hiện bệnh sớm nhất có thể

– Khi phát hiện các biểu hiện của bệnh: giữ nước ruộng ngập khoảng 3 – 5cm. Lúc này, bà con ngưng bón các loại phân bón hoá học, phân bón lá và cả thuốc kích thích sinh trưởng. 

– Phun thuốc cho lúa bằng các loại thuốc như: Kasumin 2SL, Starner 20WP, Sasa 25WP, Xanthomix 20PN, Sansai 20WP theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì của nhà sản xuất.

Để tăng hiệu lực của thuốc, giúp thuốc phun mịn và đồng đều hơn trên những diện tích lúa lớn, bà con có thể tham khảo giải pháp phun sương công nghệ ly tâm kép từ máy bay phun thuốc DJI T40. Ngoài nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại cây lúa và tiêu diệt tận gốc nấm bệnh nhờ các tính năng thông minh, sử dụng máy bay để phun thuốc Airnano còn giúp bà con tránh lãng phí, tiết kiệm thuốc và bảo vệ sức khoẻ của mình.

https://youtu.be/Q0DroRK5tSw?si=0174NkWqMee7meJb

Kết luận

Bệnh vàng lá lúa là loại bệnh mà cây lúa nước thường xuyên mắc phải. Khi gặp các điều kiện thuận lợi, bệnh phát triển nhanh và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như lúa chết, mất mùa, sụt giảm kinh tế. 

Để phòng trị hiện tượng lá lúa vàng, đòi hỏi bà con nông dân cần chú ý và quan tâm đến việc tìm hiểu đúng nguyên nhân để có cách xử lý bệnh đúng đắn. 

Hiện nay, sử dụng các thiết bị như máy bay phun thuốc để điều trị bệnh vàng lá lúa cũng đang được nhiều nông dân quan tâm. Việc kết hợp các biện pháp canh tác và chăm sóc lúa đúng kỹ thuật cùng các giải pháp công nghệ này sẽ giúp cây lúa phát triển mạnh, sức đề kháng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt, từ đó đảm bảo năng suất cây.

Để sử dụng sản phẩm, bà con xin vui lòng liên hệ qua số hotline ngay bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ.

Thông tin liên hệ Airnano Việt Nam tại:

Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *