Chanh dây đang là cây trồng được đẩy mạnh phát triển mang lại giá trị kinh tế cao cho bà nông dân, xu hướng mở rộng diện tích trồng chanh dây đang diễn ra trên phạm vi cả nước. Hôm nay, mời bà con cùng Airnano tìm hiểu về kỹ thuật trồng chanh dây hiệu quả để có một mùa vụ chanh dây bội thu, đem về lợi nhuận kinh tế cao.

Điều kiện sinh trưởng của chanh dây

Kỹ thuật trồng chanh dây hiệu quả
Kỹ thuật trồng chanh dây có vai trò quan trọng trong quá trình canh tác chanh dây, trực tiếp ảnh hưởng đến sản lượng cũng như chất lượng của chanh dây thu hoạch cuối mỗi mùa vụ. Để có một vụ mùa thành công, thu được nhiều trái, năng suất cao, bà con có thể tham khảo kỹ thuật trồng, chăm sóc chanh dây dưới đây:
- Thời vụ và mật độ trồng: chanh dây có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên thời vụ thích hợp nhất là cuối tháng 11 và tháng 1 năm sau. Mật độ vừa phải, có thể trồng xen canh các loại cây khác như cây tiêu, cây cà phê con. Hoặc trồng luân canh với khoảng cách 3 x 3m, tương đương mật độ 1.000 cây/ha với giàn truyền thống và 3 x 2m, tương đương với mật độ 1.800 cây/ha với giàn thẳng đứng.
- Chọn giống cây trồng: Chọn sẵn cây khỏe mạnh, lá tươi tốt, cây ươm trong bầu cao từ 10 – 12cm, có xuất xứ rõ ràng. Hoặc tự ngâm hạt giống trong nước ấm 30 – 40 độ C trong 24 giờ, vớt hết hạt hư, ủ thêm 1h để kích thích hạt nảy mầm. Gieo vào bầu hoặc chậu đất, phủ lớp đất mỏng che kín hạt, thường xuyên tưới nước cho cây. Sau 2 – 3 tuần, hạt giống bắt đầu nảy mầm. Đến tuần thứ 6, khi cây cao từ 8 – 10cm thì chọn lọc và đem ra vườn trồng.
- Chuẩn bị đất trồng: trước 1 tháng, làm sạch cỏ trong vườn, đánh đất tơi xốp và bằng phẳng. Nếu trồng trên đất dốc, nên làm rãnh thoát nước để chống xói mòn, rửa trôi vào mùa mưa. Không nên trồng trên vùng đất mới trồng cây mang bệnh nấm lở cổ rễ, các loại virus gây hại. Để giảm lượng tuyến trùng trong đất, nên trồng hoa mùa khoảng 2 – 3 vụ.
- Làm giàn để cây leo: chanh dây là loại cây thân leo, chính vì thế việc làm giàn cho cây là vô cùng quan trọng. Khi cây phát triển và cao tầm 60cm, cần phải làm giàn để cây bám lên. Giàn được thiết kế bằng thanh inox, sắt, thép… hoặc có thể tận dụng tường nhà, giàn mướp cũ miễn sao đảm bảo được độ ẩm và ánh sáng cho cây phát triển.
- Tưới nước: chanh dây không chịu được ngập úng nhưng lại cần độ ẩm khá cao, duy trì tưới 2 lần/ngày vào mùa khô, thời điểm cây đang ra hoa, đậu trái, nuôi trái, cần tăng lượng nước lên, có thể lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt xung quanh gốc để tiết kiệm nước, duy trì độ ẩm thích hợp cho cây. Theo dõi thường xuyên vào mùa mưa để tiêu nước kịp thời giúp rễ không bị ngập úng.
Ngoài ra, trong quá trình trồng, cây chanh dây cần cung cấp đủ ánh sáng, phân bón, cắt tỉa cành hợp lý, thụ phấn nhân tạo đúng cách,…Đặc biệt, trong quá trình canh tác, nhiều bà con đã sử dụng dịch vụ phun thuốc chanh dây làm biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chanh dây bởi những hiệu quả vượt trội mà biện pháp này mang lại.