Hiện nay, để hướng đến một nền nông nghiệp bền vững, những người làm nông nghiệp nước ta đã ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ ngày càng nhiều hơn. Loại phân bón này cũng là yếu tố then chốt giúp họ tạo ra những nông sản sạch, an toàn cho sức khoẻ và bảo vệ môi trường. Vậy, phân hữu cơ là phân bón gì? Có nguồn gốc từ đâu và phân loại như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Khái niệm, nguồn gốc phân bón hữu cơ

Được ví như một loại nông dược an toàn và lành tính cho cây trồng, đất đai, phân bón hữu cơ ngày càng trở nên phổ biến trong hoạt động canh tác nông nghiệp tại Việt Nam.

Vậy, phân bón hữu cơ là gì? Có nguồn gốc từ đâu?

Phân bón hữu cơ là các loại phân bón được sản xuất từ chất thải gia súc, gia cầm; phế, phụ phẩm sản xuất nông nghiệp; tàn dư thân cây, lá cây; than bùn hoặc cũng có thể hình thành từ các chất hữu cơ được thải ra từ rác thải sinh hoạt, nhà bếp; chất thải nhà máy sản xuất thủy, hải sản…

Đặc điểm phân bón hữu cơ

Hầu hết, đặc điểm phân bón hữu cơ là chứa rất nhiều dinh dưỡng đa, trung, vi lượng nên khi sử dụng để bón vào đất, chúng sẽ giúp cải tạo và tăng cường độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất thông qua việc bổ sung, cung cấp các chủng vi sinh vật có ích, chất hữu cơ, chất mùn cho đất đai và cây trồng.

Tuy nhiên, để phát huy công dụng, có một lưu ý là bà con trước khi bón phân hữu cơ cần phải ủ hoai để diệt trừ các mầm bệnh hoặc vi khuẩn có hại và khai thác triệt để các dinh dưỡng khoáng có lợi N – P – K trong phân.

Phân loại các loại phân bón hữu cơ

Phân hữu cơ bao gồm nhiều loại, được phân loại dựa trên nguồn gốc và phương pháp sản xuất. Dưới đây là các loại phân hữu cơ phổ biến:

Phân chuồng:

  • Nguồn gốc: Từ chất thải động vật (phân bò, lợn, gà, dê, vịt…).
  • Đặc điểm: Cung cấp chất hữu cơ và dinh dưỡng cho đất, giúp cải tạo đất, tăng khả năng giữ ẩm và cấu trúc đất. Phân chuồng thường cần được ủ hoai trước khi sử dụng để tránh lây bệnh cho cây.  

Phân chuồng

Phân xanh:

  • Nguồn gốc: Từ lá, thân cây xanh như cây họ đậu, bèo dâu, cỏ voi.
  • Đặc điểm: Thường được trộn vào đất hoặc ủ để bổ sung chất hữu cơ và dinh dưỡng. Phân xanh giúp cải thiện cấu trúc đất, bổ sung đạm nhờ khả năng cố định nitơ của một số loại cây họ đậu.

Phân trùn quế:

  • Nguồn gốc: Sản phẩm từ phân động vật được giun quế phân giải.
  • Đặc điểm: Chứa nhiều dưỡng chất và vi sinh vật có lợi cho đất, giúp cải thiện độ phì nhiêu và độ tơi xốp của đất. Phân trùn quế có hàm lượng chất hữu cơ và vi lượng cao, rất tốt cho cây trồng.

Phân hữu cơ công nghiệp:

  • Nguồn gốc: Sản xuất từ các chất hữu cơ tự nhiên, được chế biến công nghiệp để đạt chất lượng ổn định.
  • Đặc điểm: Được xử lý, bổ sung thêm các vi sinh vật có lợi và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Phân hữu cơ công nghiệp đảm bảo an toàn, chất lượng, và hiệu quả cao trong việc cải tạo đất và cung cấp dưỡng chất cho cây.

Phân hữu cơ công nghiệp

Phân hữu cơ sinh học:

  • Nguồn gốc: Được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ (phân động vật, thực vật), bổ sung thêm vi sinh vật hữu ích.
  • Đặc điểm: Ngoài chất hữu cơ, loại phân này còn chứa các vi sinh vật có khả năng phân giải dinh dưỡng và cung cấp cho cây trồng. Phân hữu cơ sinh học giúp tăng cường khả năng chống chịu của cây trước sâu bệnh và thời tiết khắc nghiệt.

Phân hữu cơ vi sinh:

  • Nguồn gốc: Là sự kết hợp giữa phân hữu cơ và các vi sinh vật có lợi cho cây và đất.
  • Đặc điểm: Chứa vi sinh vật có khả năng cố định đạm, phân giải lân, đối kháng với vi khuẩn gây bệnh. Phân hữu cơ vi sinh giúp cải thiện hệ vi sinh trong đất, tăng hiệu quả hấp thụ dinh dưỡng của cây.

Phân hữu cơ khoáng:

  • Nguồn gốc: Sự kết hợp giữa phân hữu cơ và phân khoáng (chứa dinh dưỡng vô cơ).
  • Đặc điểm: Vừa cung cấp chất hữu cơ vừa bổ sung các chất khoáng cần thiết cho cây, giúp cây phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà không làm thoái hóa đất.

Phân bón lá từ hữu cơ:

  • Nguồn gốc: Từ các dịch chiết hữu cơ như rong biển, amino acid hoặc các dịch chiết từ cây cỏ.
  • Đặc điểm: Cung cấp dinh dưỡng trực tiếp qua lá, giúp cây hấp thụ nhanh và tăng cường sức đề kháng. Phân bón lá hữu cơ thường được sử dụng trong giai đoạn cây đang ra hoa hoặc tạo quả.

Phân hữu cơ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên, an toàn và bền vững, phù hợp cho các hệ thống canh tác nông nghiệp hữu cơ và bền vững, giúp cải thiện chất lượng đất và môi trường.

Giải pháp sử dụng phân hữu cơ hiệu quả bằng máy bay phun thuốc

Mặc dù được đánh giá là dòng phân bón an toàn vì lành tính, mang đến nhiều lợi ích cho cây trồng, đất đai, tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì phân hữu cơ vẫn tồn tại rất nhiều nhược điểm. Do đó, nếu muốn hiệu quả, bà con cần có cách sử dụng phân bón hữu cơ khoa học.

Hiện nay, ngoài các công cụ bón phân truyền thống, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất canh tác nông nghiệp ngày càng được nông dân ứng dụng mạnh mẽ, giúp tăng thu nhập và tăng chất lượng sống của nông dân.

Trong đó, rải phân bón bằng máy bay xịt thuốc không người lái đã và đang đem lại hiệu quả rất cao so với các phương pháp rải truyền thống. Khoảng cách các hạt phân được rải xuống cũng phủ đều và chính xác hơn. Đồng thời, sử dụng máy bay để rải phân bón giúp nông dân giảm chi phí thuê nhân công lao động, giảm lượng phân bón và tối ưu chi phí sản xuất.

Kết luận

Ngày này, việc sử dụng phân bón hữu cơ được xem là một trong những phương pháp chăm sóc cây trồng bền vững và thân thiện.

Đặc biệt, khi bối cảnh giá phân bón hóa học càng ngày càng tăng cao thì việc ưu tiên sử dụng phân hữu cơ đã giúp nông dân cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận và tạo ra nguồn nông sản an toàn để cung cấp cho thị trường.

Trên đây, Airnano đã chia sẻ đến bà con những thông tin hữu ích nhất về phân hữu cơ. Nếu bà con còn có thắc mắc hoặc muốn sử dụng máy bay rải phân, hãy liên hệ với Airnano để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Đánh giá bài viết post
Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *