Trong nông nghiệp, bên cạnh giống thì phân bón đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đó là, phân bón ảnh hưởng và quyết định trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển ổn định của cây trồng qua các giai đoạn. Nếu như trước đây, con người chỉ biết sử dụng phân chuồng như là loại phân bón chính thì ngày nay, để nâng cao hiệu quả sản xuất và cải tạo môi trường đã có rất nhiều loại phân bón được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường. Trong bài viết này, Airnano Việt Nam mời bà con tìm hiểu về phân bón hữu cơ vi sinh và cách sử dụng loại phân này nhé.
Giới thiệu về phân bón hữu cơ vi sinh
Hiện nay, dựa vào nguồn gốc phân bón đang được chia làm ba loại chính bao gồm: phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh. Khác với hai loại phân bón còn lại, phân bón hữu cơ vi sinh có giá thành khá rẻ, dễ dàng sử dụng và bảo quản. Đồng thời sử dụng phân hữu cơ vi sinh còn giúp cải thiện rõ rệt năng suất cây trồng và mang lại giá trị kinh tế cao. Vì vậy, loại phân bón này ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung là hướng đến xây dựng nền sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững; nâng cao chất lượng nông sản; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường, tạo lợi thế xuất khẩu. Do đó, bên cạnh ứng dụng cơ giới hoá vào sản xuất bằng các thiết bị công nghệ như máy bay phun thuốc trừ sâu airnano, IoT, cảm biến trên cánh đồng, học máy và phân tích thì một trong những biện pháp hữu hiệu để nông nghiệp có thể hoàn thành mục tiêu đó là thay thế các hoá chất bảo vệ thực vật và các loại phân bón hoá học có khả năng làm “tổn thương” đến môi trường bằng việc ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học như là sử dụng phân hữu cơ vi sinh. Gần đây, biện pháp này được ngành nông nghiệp khuyến khích và được nông dân đón nhận, kể cả với những hộ dân sản xuất nhỏ lẻ.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn rất nhiều nhà nông còn mông lung, chưa hiểu rõ về loại phân thân thiện này nên dễ nhầm lẫn sang các loại phân khác. Vậy, hữu cơ vi sinh là phân bón như thế nào? Mời anh chị và bà con cùng Airnano Việt Nam tìm hiểu.
Nguồn gốc và ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh
Nguồn gốc:
Phân hữu cơ vi sinh là phân bón được tạo thành bằng cách pha trộn và xử lý nguyên liệu hữu cơ (than bùn, bã bùn mía, phân chuồng, vỏ cà phê,…) sau đó cho lên men. Hay nói cách khác, phân hữu cơ vi sinh là phân bón hữu cơ có chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật có lợi, được sản xuất bằng cách trộn theo công nghệ xử lý các nguyên liệu hữu cơ, sau đó cho lên men với các chủng vi sinh.
Thông thường,thành phần của phân hữu cơ vi sinh sẽ bao gồm chất hữu cơ và từ một hoặc nhiều các loại vi sinh vật sống. Chúng sẽ hoạt động khi được bón vào đất để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho đất, giúp đất khỏe mạnh, chống lại được các mầm bệnh cũng như cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu và tăng lượng mùn trong đất.
Ưu điểm:
Do có chứa nhiều vi sinh vật sống có ích nên sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cây trồng và đất đai như:
- Cung cấp, bổ sung đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa – trung – vi lượng cho cây trồng. Do đó, loại phân này cũng thường được nhà nông sử dụng để thay thế các loại phân bón khác như phân bón trung vi lượng vô cơ trong sản xuất.
- Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng của phân hữu cơ vi sinh không nhiều như phân hoá học nhưng do có chứa các vi sinh vật phân giải nên loại phân bón này có thể làm tăng hiệu lực hấp thu, giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng hoàn toàn và bền vững bền vững trong thời gian dài.
- Giúp cải tạo đất, duy trì và nâng cao độ phì, màu mỡ cho đất canh tác.
- Giữ ấm, giữ nước, hỗ trợ bộ rễ của cây trồng phát triển tốt, giúp đất tơi xốp.
- Giúp hệ vi sinh vật trong đất có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ. Một số loại phân hữu cơ vi sinh như phân bón humic (axit humic) còn cung cấp vi sinh vật cho đất trồng, giúp đẩy lùi dịch bệnh và các vi sinh vật bất lợi ảnh hưởng đến cây trồng.
- Thân thiện với môi trường, an toàn với con người và động vật. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh giúp đảm bảo chất lượng bền vững cho nông sản, giúp nông sản đạt các tiêu chuẩn để xuất khẩu.
Một số loại phân hữu cơ vi sinh phổ biến hiện nay
- Phân hữu cơ vi sinh cố định đạm: Là loại phân có chứa các vi khuẩn hay các loại vi sinh vật (tự do và cộng sinh) có khả năng cố định nitơ từ không khí thành dạng mà cây trồng có thể hấp thụ được.
- Phân hữu cơ vi sinh phân giải lân: Là loại phân có chứa các vi sinh vật có khả năng phân giải lân khó tan trong đất thành dạng dễ tan.
- Phân hữu cơ vi sinh phân giải kali/silic: Là loại phân có chứa các vi sinh vật khả năng hòa tan các khoáng vật trong đất, đá, giải phóng ion kali và silic để giúp cây trồng dễ dàng hấp thu.
- Phân hữu cơ vi sinh phân giải chất hữu cơ/cellulose: Là loại phân bón có chứa các vi sinh vật phân giải được các chất hữu cơ, phân chuồng tươi, bã thực vật.
- Phân hữu cơ vi sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh: Là loại phân bón chứa vi sinh vật có khả năng ký sinh, đối kháng hoặc tiết ra các chất ức chế vi sinh vật gây bệnh cho cây.
- Phân hữu cơ vi sinh cung cấp khoáng chất, vi lượng: Là loại phân bón chứa vi sinh vật hòa tan Si, Zn,… giúp tăng cường hấp thụ ion khoáng của cây.
- Phân hữu cơ vi sinh sản xuất các chất kích thích sinh trưởng: Là loại phân bón có chứa nhóm vi sinh vật tiết ra các chất kích thích sinh trưởng.
Hướng dẫn sử dụng phân hữu cơ vi sinh hiệu quả
Phân hữu cơ vi sinh thuộc nhóm phân hữu cơ nên về cơ bản, cách sử dụng giống với các loại phân hữu cơ khác. Đó là:
- Nếu bón cho cho rau màu: ủ hoai trước khi bón
- Nếu bón cho cây lâu năm: bà con có thể ủ theo 2 cách bán hoai mục hoặc ủ hoai. Đây là bước quan trọng bởi vì nếu không mang phân đi ủ mà trực tiếp bón vào đất sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc hữu cơ.
- Nếu phân đã hoai: bà con có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc
Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả của phân, bà con cũng cần lưu ý những điều sau:
- Bản chất của phân hữu cơ vi sinh là trong thành phần tồn tại rất nhiều loài vi sinh vật có ích còn sống. Vì vậy bà con tuyệt đối không được sử dụng các chất có tính oxi hóa cao để hòa trộn vào nơi mới sử dụng phân hữu cơ vi sinh tránh trường hợp vô tình gây chết các vi sinh vật đó.
- Theo đó, thời gian tốt nhất để sử dụng những loại thuốc hoặc phân nhằm khác tạo khoảng cách cho 2 lần sử dụng là 2 tuần.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị rải phân như DJI T50 ra đời đã giúp bà con tự động hoá hoàn toàn công việc này với hiệu quả cực kì cao. Thông qua hệ sinh thái nông nghiệp thông minh, UAV khảo sát trên không Mavic 3 Multispectral mới, DJI T50 có khả năng phân tích tăng trưởng và các hoạt động biến đổi bản đồ theo toa. Dựa vào các điều kiện sinh trưởng của cây trồng, kết hợp với bản đồ quy định đất nông nghiệp, DJI T50 có thể thực hiện rải phân chính xác, đồng đều, qua đó cải thiện đáng kể năng suất cây trồng và thúc đẩy sự phát triển cơ giới hóa nông nghiệp tại Việt Nam. Hiện nay, Airnano là đơn vị phân phối, cung cấp máy bay không người lái nông nghiệp DJI T50 chính hãng, uy tín hàng đầu Việt Nam. Để sử dụng thiết bị với giá ưu đãi, bà con liên hệ Airnano ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí. NHẬN TƯ VẤN TỪ AIRNANO VIỆT NAM
Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.
Thông tin liên hệ Airnano Việt Nam
- Facebook: https://www.facebook.com/Airnano.vn
- Youtube: https://www.youtube.com/@airnanomaybaynongnghiepvie2852
- Website: https://airnano.vn/
- Hotline: 0989.75.6688 – 091.555.8888
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
- Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
- Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
- Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
- Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
- Website: https://airnano.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
- Email: contact@airnano.vn