Ngày nay, phân chuồng đang dần trở thành loại phân bón cho cây trồng phổ biến, được các hộ dân tận dụng triệt để bởi thành phần của phân chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào. Trong bài viết hôm nay, mời bà con cùng tìm hiểu nguồn gốc, ưu nhược điểm cũng như cách ủ phân đơn giản tại nhà nhé.

Phân chuồng được hình thành từ đâu?

Phân chuồng là một loại phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ các chất thải động vật như nước tiểu, phân hoặc các loại phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, cỏ, rau và rác thải hữu cơ bằng hình thức ủ truyền thống.

Hiện nay, các loại phân chuồng được sử dụng khá phổ biến, xuất hiện ngày càng nhiều trong hoạt động canh tác nông nghiệp của bà con nông dân. Bởi vì, thành phần của phân chuồng giàu dinh dưỡng, chúng cung cấp cho cây trồng và đất đai hàm lượng các chất có giá trị như đạm lân, lưu huỳnh, kali,…

Những năm qua, thị trường đã cho ra rất nhiều loại phân bón cho cây trồng. Tuy nhiên, với định hướng nông nghiệp bền vững cùng xu hướng tiêu thụ nông sản xanh, sạch và an toàn, các loại phân hữu cơ như phân chuồng là nhóm phân bón đã và đang được khuyến khích sử dụng nhiều nhất.

Ưu và nhược điểm của phân chuồng

Giống với nhiều loại phân bón khác, nếu muốn cây trồng có thể phát triển tươi tốt và đạt năng suất cao, trước khi bón phân bà con cần phải biết được ưu điểm, nhược điểm của phân chuồng để có thể sử dụng hợp lý cho cây trồng, tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt cho cây.

Ưu điểm

  • Chứa nhiều chất dinh dưỡng như khoáng đa, trung và vi lượng rất tốt cho cây trồng.
  • Cung cấp chất mùn để cải tạo tính chất hoá, lý của đất, tăng độ màu mỡ và phì nhiêu, giúp đất tơi xốp hơn.
  • Độ an toàn cao, sử dụng phân hữu cơ chuồng góp phần tạo ra nguồn nông sản sạch và an toàn, điều mà phân hóa học không thể làm được.
  • Dễ dàng ủ tại nhà, nguồn nguyên liệu dễ kiếm.

Nhược điểm

  • Nhược điểm của phân chuồng đáng chú ý nhất là hàm lượng dinh dưỡng thấp do phải trải qua quá trình phân giải. Do đó, khi bón cần phải sử dụng một lượng phân bón khá lớn, tốn nhiều nhân công và chi phí vận chuyển.
  • Trước khi bón cần phải ủ hoai để loại bỏ các mầm bệnh.
  • Sử dụng phân bón hữu cơ chuồng là nguyên nhân làm chua đất, tốn thêm chi phí vì phải bón chung với vôi.

Cách ủ phân chuồng tại nhà đơn giản

Muốn có được phân chuồng ít mầm bệnh, nhiều dinh dưỡng để bón cho cây, bà con có thể tham khảo những cách ủ phân sau đây.

Ủ nóng

B1: Lấy phân ra khỏi chuồng và xếp thành lớp, lưu ý không được nén chặt.

B2: Để ở môi trường có nhiệt độ cao, làm đống phân xốp cao và thoáng.

B3: Tưới nước phân và giữ ẩm khoảng 60 – 70 %.

B4: Nếu phân có nhiều chất độn: trộn thêm 1% vôi bột.

B5: Trộn với 1 – 2 % super lân để giữ đạm cho phân.

B6: Trát bùn, che phủ.

Ủ nguội

B1: Lấy phân ra khỏi chuồng.

B2: Tạo đống phân rộng khoảng 2 – 3 mét, cao 1,5 – 2 mét, xếp thành lớp, nén chặt.

B3: Trên mỗi lớp, bà con rắc khoảng 2% phân lân.

B4: Ủ khoảng 5 – 6 tháng là có thể sử dụng.

Kết luận

Trên đây là những thông tin tổng hợp về phân chuồng. Có thể thấy, đây là loại phân không chỉ giúp làm tăng năng suất của cây trồng, tạo ra các loại nông sản sạch mà còn có tác dụng cải tạo đất, tăng hiệu lực phân hoá hoá học.

Để sử dụng loại phân bón này hiệu quả hơn, bà con có thể tham khảo giải pháp thông minh từ máy bay rải phân DJI T40 không người lái. Để được tư vấn sản phẩm, bà con liên hệ Airnano ngay hôm nay nhé.

Thông tin liên hệ Airnano Việt Nam tại:

Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *