Phân bón hoá học là loại phân bón được sử dụng phổ biến trong sản xuất và trồng trọt tại Việt Nam. Trước bối cảnh nền nông nghiệp tăng gia sản xuất để phát huy lợi thế “quốc gia nông nghiệp”, càng ngày lượng phân bón hoá học được bà con sử dụng càng lớn. Tuy vậy, không phải nhà nông nào cũng biết nguồn gốc phân bón hoá học có từ đâu và cách sử dụng loại phân bón này hợp lý. Hãy cùng Airnano tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nguồn gốc và phân loại phân bón hoá học

Phân bón hóa học

Nguồn gốc:

Phân bón hoá học (hay còn được gọi là phân bón vô cơ, phân bón tổng hợp hoặc phân bón nhân tạo) là loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu là khoáng chất có trong tự nhiên hoặc có nguồn gốc từ các loại hoá chất. Phân bón hoá học có dạng muối khoáng do để thành phẩm, nó phải trải qua các quá trình vật lý.  Trong các hoạt động trồng trọt và sản xuất nông nghiệp, các loại phân bón hóa học  được xem là chất xúc tác quan trọng, không thể thiếu có vai trò cung cấp nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây như N, P, K, Zn, Cu, Mg, Ca,… Bên cạnh các yếu tố như nước, giống và điều kiện thời tiết, khí hậu, phân bón hoá học đóng vai trò là điều kiện cần, dẫn nguồn mạch sống của cây, giúp cây phát triển và chống lại các loài sâu bệnh hại, sâu bọ. Từ đó, mang lại mùa màng bội thu cho nhà nông. Do đó, tại nước ta, phân bón hoá học là loại phân bón được bà con nông dân tiêu thụ rất cao. Theo số liệu thống kê, so với phân bón hữu cơ sinh học, trung bình hằng năm lượng phân bón hoá học tiêu thụ ra thị trường chiếm phần lớn (đến 80%).

Phân loại:

Dựa vào các thành phần dinh dưỡng chính, hiện nay phân bón hoá học được chia thành 03 loại chính: phân đơn, phân phức hợp và phân hỗn hợp. Trong đó, mỗi loại sẽ chia thành các nhóm phân khác khau. Tuy vào thành phần, các nhóm phân này sẽ có vai trò nhất định.

  • Phân đơn: Phân đơn là loại phân bón hoá học mà trong thành phần của nó có chứa yếu tố dinh dưỡng đa lượng N, K2O hữu hiệu hoặc P2O5 hữu hiệu. Một số loại phân đơn được sử dụng phổ biến hiện nay là: phân đạm sunphat, Phân đạm clorua, Phân amôn nitrat, Phân phôtphat đạm, phân lân, phân kali.
  • Phân phức hợp: Phân phức hợp là loại phân bón hoá học mà trong thành phần của nó có chứa hai hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng trở lên. Phân phức hợp được tạo ra từ các phản ứng hoá học giữa các nguyên tố. Sản phẩm cuối cùng là một hợp chất ổn định, có hàm lượng dinh dưỡng cao giúp cây trồng phát triển.
  • Phân hỗn hợp: Phân hỗn hợp là loại phân bón hoá học được tạo nên bằng cách trộn hai hay nhiều loại phân vô cơ như phân đa lượng, phân trung lượng và phân vi lượng lại với nhau.

Vai trò của phân bón hoá học

“Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” – phân bón nói chung hay phân bón hoá học nói riêng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Đặc biệt, để giải quyết bài toán nan giải đất đai cằn cỗi, kém phì nhiêu do trình trạng tăng vụ ngày càng nhiều, phân bón được xem là giải pháp ít tốn kém và hiệu quả nhất. Phân bón hoá học giúp cải thiện, gia tăng năng suất cây trồng: Với lượng dinh dưỡng dồi dào, thông qua bộ rễ, việc bón phân hợp lý và đúng cách giúp cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi cây, giúp cây trồng sinh trưởng ổn định và phát triển tốt nhất. Qua đó, giúp cải thiện và gia tăng chất lượng mùa vụ. Giúp đất đai màu mỡ, phì nhiêu: Phân bón khi kết hợp với những dưỡng chất có sẵn trong đất sẽ là yếu tố thúc đẩy sự hoạt động mạnh mẽ của các loài vi sinh vật có lợi. Qua đó, đất được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đất giúp màu mỡ và tăng độ phì nhiêu, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển. Ngoài ra, phân bón giúp cây tổng hợp protein, giúp cây phát triển ổn định. Hơn nữa, phân bón cũng giúp cây trồng tăng đề kháng, có khả năng chống lại sự xâm nhập của sâu bệnh. Đặc biệt, phân bón còn là yếu tố giúp kích thích cây ra hoa và phát triển bộ rễ mạnh khoẻ. So với những phương pháp chăm sóc và bảo vệ cây trồng khác, bón phân được xem như là cách làm đơn giản, hữu hiệu và chi phí rẻ nhất. Để xem giá phân bón hôm nay và canh thời gian mua với giá tốt nhất cũng như cập nhật những thay đổi mới nhất từ thị trường phân bón, bà con hãy nhanh tay bấm theo dõi Airnano Việt Nam ngay từ hôm nay nhé.

Hậu quả khi lạm dụng phân hoá học

Với những lợi ích mà phân bón đã mang lại cho ngành nông nghiệp, không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của nó. Tuy nhiên, nếu lạm dụng và sử dụng phân bón không đúng cách, không hợp lý có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến vụ mùa của bà con. Đó là, sử dụng quá nhiều phân bón hóa học trong thời gian dài là nguyên nhân gây phá vỡ cân bằng tự nhiên của đất, làm cho đất bị chua và bạc màu, kém phì nhiêu. Khi độ chua trong đất tăng lên, môi trường đất dễ bị thay đổi dẫn đến tình trạng các vi sinh vật trong đất chết đi làm cho đất không còn tươi xốp và màu mỡ, kém dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự hấp thụ và phát triển của cây.  Bên cạnh đó, việc lạm dụng phân bón hoá học cũng gây hại đến môi trường nước, làm môi trường nước bị ô nhiễm chất độc nặng nề.  Nguy hiểm hơn, khi nguồn nước ô nhiễm này có cơ hội ngấm xuống mạch nước ngầm rồi hòa vào nước sinh hoạt hằng ngày, người sử dụng phải sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí là ung thư sau thời gian dài sử dụng. Ngoài ra, sử dụng phân hoá học sai cách, sai thời điểm và quá liều lượng sẽ khiến nhà nông tốn quá nhiều chi phí, lấy công làm lãi sau thu hoạch, chất lượng nông sản thấp.  Để tiết kiệm chi phí phân bón và tăng hiệu quả khi sử dụng, bà con nên thay đổi phương pháp bón bằng thiết bị máy bay rải phân không người lái. Đây là phương pháp đang được đón nhận và mang đến nhiều hiệu quả cho nông dân trên toàn cầu.https://www.youtube.com/watch?v=DmbgsjeSAQc

Rải phân hiệu quả bằng máy bay không người lái DJI T40

Với tải trọng cao và công suất làm việc mạnh mẽ, máy bay rải phân DJI T40 là drone thích hợp ứng dụng để rải phân bón hiện nay.  Sử dụng máy bay rải phân DJI T40 do Airnano Việt Nam cung cấp giúp hiệu quả rải chính xác, đồng thời, giảm gánh nặng thuê mướn nhân công rải. Hơn nữa, các thiết bị drone rải phân như DJI T40 sẽ là lời giải cho bài toán cắt giảm chi phí vật tư nông nghiệp.

Với tính năng hoạt động ổn định và hoàn toàn tự động, khả năng tránh chướng ngại vật từ xa, máy bay giúp bà con hoàn thành việc rải một cách hiệu quả nhất ngay cả khi hoạt động ở những nơi có địa hình phức tạp, những địa hình trước đây khó đưa vào hoạt động máy móc.

Ngoài ra, được trang bị những tính năng công nghệ tiên tiến, độc quyền như công nghệ cảm biến vật chất, máy bay DJI T40 giúp rải phân hiệu quả do phân bón được phân tán đồng đều, mật độ hạt cân bằng và không bỏ sót làn rải. Với lượng phân bón được rải phù hợp tuỳ theo loại cây trồng, từng giai đoạn phát triển của cây trồng, sử dụng DJI T40 sẽ giúp bà con tăng năng suất, mùa vụ bội thu.

Để được tư vấn máy bay rải phân DJI T40 phù hợp, bà con vui lòng liên hệ Airnano Việt Nam qua đường dây nóng 091.555.8888 hoặc đến trực tiếp tại trung tâm dịch vụ máy bay nông nghiệp Airnano trên toàn quốc để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đánh giá bài viết post
Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *