Lúa là loại cây lương thực có giá trị kinh tế cao và được trồng rộng rãi nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên với những điều kiện thời tiết và môi trường biến đổi thất thường hiện nay để đạt được sản lượng tốt khi canh tác không phải là điều dễ dàng. Sau đây, hãy cùng Airnano tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật trồng lúa đạt năng suất cao qua bài viết dưới đây nhé!
Kỹ thuật trồng lúa bằng quy trình 9 bước
Để đạt được năng suất cao trong quá trình trồng lúa, bà con cần phải tuân thủ đúng các kỹ thuật trồng lúa cơ bản sau đây:
Xác định thời điểm trồng lúa
Khi nào trồng lúa tuỳ thuộc vào thời tiết và khí hậu của vùng trồng. Thông thường, thời gian gieo trồng ở miền Nam, miền Bắc và miền Trung cụ thể như sau:
Miền Nam:
- Vụ mùa: tháng 5,6
- Vụ Đông Xuân: tháng 11,12
- Vụ Hè Thu: tháng 4
Miền Bắc:
- Vụ chiêm xuân: cuối tháng 10
- Vụ lúa mùa: cuối tháng 5
Miền Trung:
- Vụ Hè Thu: cuối tháng 4
- Vụ Đông Xuân: cuối tháng 10
Chọn giống và xử lý giống
Chọn giống lúa gì để trồng tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như vùng canh tác, đất trồng, thời tiết, khí hậu, kinh nghiệm canh tác,…để có thể chọn được giống có đặc tính phù hợp.
Theo chuyên gia, bà con nên ưu tiên chọn các giống được trồng nhiều, có năng suất cao, chống chịu được một số sâu bệnh hại, phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương để gieo trồng.
Trước khi gieo xuống đất, bà con cần tiến hành các bước ngâm, ủ để hạt giống dễ nảy mầm.
Làm đất
Trong kỹ thuật canh tác lúa, làm đất là bước quan trọng thứ 2. Bà con cần xử lý đất để loại bỏ rác và gốc rơm rạ, cỏ dại, cải tạo đất, cày bừa, xới xáo kỹ để tăng độ thông thoáng khí.
Đất cần được cày sâu khoảng 15 – 20cm, phơi ải khoảng 20 ngày, đảm bảo mặt ruộng bằng phẳng để dễ cấy và điều tiết nước trong quá trình canh tác.
Gieo sạ
Gieo sạ là khâu lấy hạt giống đã qua ngâm, ủ nảy mầm để gieo trực tiếp xuống ruộng. Đây là một khâu rất quan trọng bởi tỷ lệ hạt giống có thể phát triển trên đồng ruộng quyết định đến năng suất lúa cả mùa vụ.
Có 2 phương pháp gieo sạ phổ biến, được nông dân áp dụng nhiều hiện nay là sạ lan và sạ theo hàng. Trong đó:
- Sạ lan: dùng tay để gieo giống xuống ruộng. Lượng giống để sử dụng cho sạ lan khoảng từ 100 – 120kg/ha.
- Sạ hàng: sạ bằng công cụ. Lượng giống sạ hàng ít hơn sạ lan, khoảng 80 – 100kg/ha.
Bón phân
Bón phân là một trong 6 kỹ thuật trồng lúa rất quan trọng nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa. Bà con lưu ý sử dụng phân bón cho lúa đúng loại và đúng liều lượng để cây phát triển mạnh mẽ, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Có 2 kỹ thuật bón phân bà cần nắm vững:
- Bón lót: là kỹ thuật bón trước khi cấy, gieo sạ. Trong giai đoạn bón lót, bà con nên sử dụng phân chuồng, phân lân kết hợp 2 loại phân đạm và kali để bón cho lúa. Đối với những giống lúa ngắn ngày, bà con nên bón nhiều phân kali để kích thích lúa đẻ nhánh.
- Bón thúc: đây là giai đoạn bón lúc lúa bước vào thời kỳ sinh trưởng để cung cấp các chất dinh dưỡng cho đất. Bón thúc đúng cách sẽ giúp cây lúa đẻ nhánh tốt và nuôi đòng, tăng tỷ lệ hạt chắc. Các giai đoạn bón thúc bao gồm:
- Bón thúc lần 1 (bón thúc đẻ nhánh) tiến hành sau khi cấy khoảng 20 ngày, sử dụng phân bón NPK 16-16-8, NPK 20-20-15.
- Bón thúc đợt 2 (bón thúc đòng) sau khi cấy 40 – 45 ngày, sử dụng phối hợp phân bón đạm và kali cao, lân thấp
- Bón thúc đợt 3 (bón nuôi hạt) sau khi lúa trỗ hoàn toàn, sử dụng phân NPK 16-16-8
Quản lý nước
- Sau khi cấy lúa xong, bà con duy trì mức nước dưới 5cm để cây lúa bén rễ và chuẩn bị đẻ nhánh.
- Sau khi đẻ nhánh thì nên giữ mức nước dưới 2m hoặc phơi ruộng để tránh đẻ nhánh vô hiệu, tập trung dinh dưỡng nuôi nhánh chính.
- Từ thời kỳ làm đòng đến khi lúa chín nên duy trì mức nước dưới 10cm sau đó rút bớt nước để hạt được chắc mẩy đến khi thu hoạch.
Phòng trừ và xử lý sâu bệnh
Trong suốt thời gian sinh trưởng của mình, cây lúa thường xuyên bị sâu bệnh hại tấn công, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông.
Do đó, phòng trừ và xử lý sâu bệnh là một bước bà con không thể chủ quan và bỏ qua . Để phòng trừ hiệu quả nhất, bà con cần sử dụng đồng bộ các biện pháp từ hoá học (thuốc trừ sâu), sinh học (vi sinh vật, thiên địch) đến biện pháp vật lý (bẫy đèn, bẫy dính,…). Đồng thời, thường xuyên thăm khám đồng ruộng để phát hiện mầm mống sâu bệnh và kịp thời ngăn chặn sự lây lan ra cả cánh đồng.
Kiểm soát cỏ dại
Để kiểm soát tốt tình trạng cỏ dại mọc xen lẫn trong ruộng lúa, bà con tham khảo sử dụng các loại thuốc hóa học sau đây để phun trừ cỏ:
- Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm bao gồm: Ronstar 25EC, Sofit 300EC, Sirius 10WP,…phun sau sạ 1 – 3 ngày.
- Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm bao gồm: Clincher 10EC, Sirius 10WP, Facet 25SC,… phun sau sạ 5 -10 ngày.
Thu hoạch và bảo quản hạt
- Thu hoạch: thủ công (bằng liềm) hoặc cơ giới (máy gặt cải tiến)
- Đập, tuốt lúa: có thể đập và tuốt lúa bằng tay hoặc máy tuốt lúa
- Phơi, sấy: Có thể tận dụng nguồn nhiệt từ ánh sáng mặt trời hoặc làm khô bằng hệ thống quạt không khí nóng
- Bảo quản: Sau khi phơI khô lúa, bà con quạt sạch trấu hay các hạt lép. Sau đó cho vào bao để bảo quản.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa
Ngoài áp dụng kỹ thuật trồng lúa đúng cách, để đạt được năng suất cao, bà con cần hiểu rõ về các yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Dưới đây là 3 yếu tố quan trọng nhất:
- Nhiệt độ: nhiệt độ tối ưu để trồng lúa là từ 20 – 35 độ C. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, cây lúa sẽ phát triển chậm hoặc không phát triển được.
- Ánh sáng: là điều kiện giúp cho cây lúa tổng hợp năng lượng từ quá trình quang hợp. Ngoài ra, lượng bức xạ mặt trời còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất thu hoạch của cây.
- Đất trồng: cây lúa có thể trồng trong các điều kiện sinh thái khác nhau, bao gồm cả đất phèn, đất thịt và đất bùn. Tuy nhiên, tốt nhất là loại đất thịt hoặc thịt pha sét và có độ bằng phẳng để giữ nước tốt. Đất trồng cây lúa nên có độ trung tính, ít chua, có độ pH từ 5-7, đất phải có khả năng giữ nước tốt và có độ thông thoáng cao để cho cây lúa phát triển tốt.
- Độ ẩm: cây lúa cần được tưới nước đều đặn để duy trì độ ẩm cho đất. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn ra hoa và ra hạt.
Giải pháp nông nghiệp 4.0 giúp ngăn chặn sâu bệnh hại lúa
Trong bối cảnh hiện nay, khi ngày càng xuất hiện nhiều loại sâu bệnh hại lúa mới trong khi những báo động đáng lo ngại từ việc lạm dụng chất độc hoá học thì sử dụng giải pháp nông nghiệp thông minh để phòng trừ sâu bệnh là một trong những cách làm hiệu quả để vừa có thể tiêu diệt nhanh chóng sâu bệnh, vừa có thể giảm thiểu hậu quả từ thuốc trừ sâu hóa học.
Bên cạnh đó, giải pháp canh tác thông minh còn giúp nông dân xác định chính xác thời điểm vàng để phòng trừ sâu bệnh, qua đó giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu tối ưu.
Hiện nay, máy bay phun thuốc DJI T40 không người lái là một trong những giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa hàng đầu được khuyến khích đầu tư, ứng dụng. Sở hữu công nghệ hiện đại, vượt bậc tích hợp nhiều tính năng đa dạng, ngoài phun thuốc trừ sâu chính xác, máy bay DJI T40 còn hỗ trợ tốt nông dân trong các tác vụ bón phân, gieo sạ, tối ưu quy trình canh tác. Qua đó góp phần đem đến mùa màng bội thu, nâng cao năng suất thu hoạch, hiệu quả về mặt kinh tế và an toàn về sức khỏe.
Kết luận
Tóm lại, để mùa lúa đạt năng suất cao, trong quá trình canh tác, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện các kỹ thuật trồng đúng cách. Điều này không chỉ giúp đảm bảo năng suất của cây trồng mà bằng cách áp dụng những kỹ thuật cơ bản, bà con nông dân sẽ đạt được lợi nhuận tối đa nhờ tối ưu các chi phí sản xuất.
Nếu bà con đang tìm kiếm một giải pháp canh tác mới: nhanh, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay với Airnano để được tư vấn và báo giá cụ thể hơn nhé!
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
- Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
- Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
- Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
- Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
- Website: https://airnano.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
- Email: contact@airnano.vn