Tìm hiểu cách bón phân cho lúa rất quan trọng, bởi bên cạnh duy trì sự sống, việc bón phân đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cây lúa, nhất là tái tạo các chất dinh dưỡng. Để giúp bà con nâng cao năng suất lúa, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện sinh kế, Airnano Việt Nam chia sẻ đến bà con kỹ thuật bón phân hợp lý giúp mang đến hiệu quả cao.

Vì sao nên bón phân cho lúa

Lúa là loại cây dễ trồng, tuy nhiên để có thể sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh, cho sản lượng cao thì lúa cần được cung cấp “thức ăn” – đó là các chất dinh dưỡng từ phân bón. Hay nói cách khác, phân bón là nguồn dinh dưỡng thiết yếu, không thể thiếu trong suốt quá trình sinh trưởng cũng như phát triển của cây lúa. Cụ thể:

Cách bón phân cho lúa
Nông dân bón phân cho lúa
  • Thứ nhất, phân bón cung cấp các dưỡng chất cần thiết đối với sự sinh trưởng của cây lúa. Việc sử dụng các loại phân bón cân đối và hợp lý giúp thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, giúp lúa đẻ nhánh tốt, kích thích bộ lá phát triển, thúc đẩy lúa ra bông đồng loạt, tỷ lệ hạt chắc cao.
  • Thứ hai, các chất dinh dưỡng từ phân bón tạo điều kiện để bộ rễ phát triển, bám sâu vào đất giúp hạn chế đổ ngã. Tăng sức đề kháng và tăng khả năng chống chịu của cây lúa trước thời tiết bất lợi hoặc sâu bệnh.
  • Thứ ba, phân bón có vai trò quyết định đến năng suất lúa. Việc bổ sung, cung cấp dưỡng chất cho lúa sẽ giúp cây ra nhiều bông và tập trung, đồng loạt, giảm tỉ lệ hạt lép. Bên cạnh đó, việc bón phân cung cấp kịp thời và đầy đủ các dưỡng chất cho cây lúa sẽ thúc đẩy nhanh quá trình tổng hợp, tích lũy các chất hữu cơ như tinh bột, protein, đường,… Từ đó giúp tăng khối lượng hạt lúa, nâng cao năng suất khi thu hoạch.
  • Cuối cùng, sử dụng phân bón giúp nâng cao phẩm chất và chất lượng lúa gạo. Ví dụ, các loại phân bón vi lượng giúp hình thành, kích thích các men tham gia vào các hoạt động sống của cây lúa; các loại phân lân giúp tăng phẩm chất của lúa gạo, tham gia vào trình tổng hợp các chất.

Trên thị trường hiện nay, phân bón cho lúa có nhiều loại từ phân bón hữu cơ đến phân bón vô cơ và các loại phân sinh học. Anh chị và bà con có thể căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa mà có thể chọn mua loại phân phù hợp. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết mức vai trò của phân bón, bà con nên có cách bón phân cho lúa hợp lý. Trước khi tìm hiểu về vấn đề này, mời anh chị và bà con cùng Airnano Việt Nam điểm qua một số loại phân cho lúa tốt nhất hiện nay.

Các loại phân bón tốt nhất cho lúa

Lúa cần nhiều loại phân bón để phát triển, sau đây Airnano giới thiệu đến anh chị và bà con một số loại phân thường được sử dụng cho lúa, mang đến năng suất cao.

  • Phân bón Kali: Lúa có nhu cầu dinh dưỡng về yếu tố Kali rất lớn bên cạnh đạm và lân. Do đó, Kali là loại phân được sử dụng cho lúa phổ biến. Phân Kali giúp cây lúa tăng cường khả năng hô hấp, thúc đẩy quá trình tổng hợp protein. Ngoài ra phân kali còn giúp bộ rễ của lúa tăng khả năng hút nước, điều này giúp cây lúa không bị mất nước khi gặp thời tiết khô hạn. Đồng thời, kali cải thiện khả năng chống hạn hán, chống rét cho cây lúa. Khi được bón đầy đủ kali, cây lúa sẽ phát triển một cách cứng cáp, không bị đổ ngã.
Phân bón Kali
Phân bón Kali
  • Phân lân: Phốt pho là thành phần chính của tế bào. Do đó, phân lân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp cây lúa tái tạo tế bào mới. Ngoài ra, sử dụng phân lân giúp kích thích sự phát triển của bộ rễ, giúp lúa đẻ nhánh tập trung, trổ bông đều và chín sớm, rút ngắn thời gian thu hoạch. Phân bón chứa lân cũng giúp tăng năng suất và phẩm chất của lúa.
  • Phân đạm: Phân đạm có vai trò quan trọng trong thời kỳ sinh trưởng đầu của cây lúa. Sử dụng phân đạm giúp tăng hệ số diện tích lá và cải thiện nhanh số nhánh mới đẻ. Nếu thiếu dinh dưỡng đạm cây lúa sẽ bị thấp, còi, khả năng đẻ nhánh kém và phiến lá nhỏ.
  • Phân Ure: Phân bón ure là loại phân đạm được sử dụng khá phổ biến để cung cấp đạm cho cây lúa. Đây cũng là loại phân bón có thành phần chứa nitơ cao nhất hiện nay, tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng và phát triển thuận lợi.
Phân bón Ure
Phân bón Ure
  • Phân Quế Lâm: Là dòng phân bón hữu cơ vi sinh cho lúa tốt nhất hiện nay. Sử dụng phân bón Quế Lâm không những cây lúa đẻ nhánh nhanh, khoẻ, thân cây cứng cáp, bộ rễ bám sâu mà còn giúp cải tạo đất, làm đất tơi xốp và có nhiều mùn.

Ngoài ra, để cây trồng hấp thụ được các dưỡng chất từ phân bón một cách hiệu quả, nhanh chóng, bà con cần lưu ý cách bón phân cho lúa đúng kỹ thuật.

Hướng dẫn cách bón phân cho lúa theo từng giai đoạn

Việc bón phân cho lúa rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu bón không đúng cách có thể dẫn đến chết cây, thậm chí mất mùa. Dưới đây, Airnano chia sẻ đến quý bà con phương pháp và quy trình bón phân cho lúa nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả nhất.

Phương pháp bón

Cách bón phân cho lúa truyền thống thông thường có 2 cách, đó là bón vào đất và phun trực tiếp lên lá.

  • Cách bón vào đất có ưu điểm đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Với cách này, các loại phân thích hợp để bón là phân chuồng, phân xanh, phân rác, phân đạm, phân kali, phân lân, vôi,…
  • Cách phun lên lá: thường được ứng dụng với các loại phân đa lượng dễ tan, phân vi lượng hoặc một số hoá chất ở dạng bột, dung dịch. Ưu điểm của cách bón này là cây lúa hấp thụ dễ, nhanh, có thể sử dụng trong trường hợp bộ rễ lúa hư hại.

Với cách bón này, hiện nay phần lớn nông dân kết hợp với máy bay phun thuốc trừ sâu T40, T30, T20P để tăng độ phủ của phân bón lên lá, nâng cao độ chính xác và đồng đều. Đặc biệt, sử dụng máy bay không người lái này sẽ giúp phân bón (loại dung dịch) thẩm thấu nhanh vào toàn bộ diện tích lá, tăng hiệu quả của phân đối với cây lúa.

Quy trình bón phân cho lúa trong cả giai đoạn

Bón lót cho lúa: Trước khi gieo sạ 1 tuần, bà con cần kết hợp làm đất và bón lót cho lúa để phân bón có thể thẩm thấu vào đất một cách nhanh chóng. Ở giai đoạn này, bà con nên sử dụng phân chuồng kết hợp với phân lân cùng dinh dưỡng đạm và kali để bón lót.

Bón thúc cho lúa đẻ nhánh:

  • Cách 1:Thời gian để thực hiện bón thúc cho cây lúa khoảng từ 18 – 22 ngày sau gieo cấy. Trong giai đoạn này, bà con nên sử dụng kết hợp phân đạm với phân lân. Trong đó, bón thúc phân lân cho lúa là cực kỳ cần thiết để giảm độ phèn và những độc tố có trong đất, đồng thời cung cấp thêm dưỡng chất cho lúa.
  • Cách hai: Bà con có thể áp dụng các giai đoạn bón thúc cho lúa theo cách 2 như sau: lần 1 bón thúc sau gieo cấy khoảng 10 – 12 ngày với một lượng 7 – 8 kg phân bón NPK 16 – 16 – 8. Lần 2 bón thúc cho lúa cách lần 1 7 – 8 ngày. Cách bón NPK 16 16 8 cho lúa lần này đó là sử dụng khoảng 7 – 8 kg NPK 16 – 16 – 8 bón kết hợp cùng với 4 – 5 kg phân Ure.
Kỹ thuật bón phân cho lúa
Bón phân cho lúa đúng cách

Bón thúc đòng: Sau sạ 35 ngày (đối với lúa ngắn ngày) và sau sạ 50 ngày (đối với lúa dài ngày) là thời điểm bón đón đòng cho lúa thích hợp nhất. Trong giai đoạn này, bà con cần bổ sung phân NPK hàm lượng Kali cao để giúp lúa ra bông dài, hạt sáng và chắc.

Bón thúc nuôi hạt: Trước khi trổ bông 15 – 20 ngày là giai đoạn bón thúc nuôi hạt cho cây lúa. Sau khi lúa đã trổ bông, bà con có thể phun thêm từ 1 – 2 lần phân bón lá để giúp tăng tỉ lệ hạt chắc và tăng năng suất lúa thu hoạch.

Kết luận

Có thể thấy, mặc dù cây lúa được đáp ứng đủ tất cả các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nước,…mà phân bón cung cấp thiếu, thừa hoặc không cân đối, không đúng với các nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn phát triển và đặc biệt là bón không đúng cách thì cây lúa thì hiệu quả mùa vụ cũng không thể đạt cao nhất.  Trên đây, Airnano Việt Nam đã chia sẻ đến nhà nông một số loại phân bón tốt cho lúa cũng như hướng dẫn chi tiết quy trình, kỹ thuật trồng lúacách bón phân cho lúa hiệu quả nhất. Đặc biệt, chúng tôi cũng giới thiệu đến bà con giải pháp bón phân thông minh bằng các thiết bị máy bay không người lái. Hy vọng, những thông tin bổ ích này sẽ mang đến cho bà con những mùa lúa bội thu.

Thông tin liên hệ Airnano Việt Nam:

Đánh giá bài viết post
Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *