Việc bón đón đòng là một trong những bước quan trọng để đảm bảo cây lúa phát triển khỏe mạnh và cho ra năng suất cao. Để có thêm những thông tin chi tiết về nội dung này, sau đây hãy cùng Airnano tìm hiểu về kỹ thuật bón đón đòng cho lúa hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!
Tại sao nên áp dụng kỹ thuật bón đón đòng cho lúa?
Thời điểm làm đòng lúa
Giai đoạn này là giai đoạn phân hóa đòng, hình thành các gié, hoa tạo ra các bông lúa và hạt lúa. Thời điểm này sẽ quyết định số hạt lúa trên bông, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của vụ mùa
Tác dụng của việc bón đòng cho lúa
Bón đón đòng hay còn được biết đến là bón thúc lần thứ hai có vai trò quan trọng và là cơ sở quyết định việc tăng sản lượng và chất lượng lúa.
Việc bón đòng đúng thời điểm sẽ cung cấp chất dinh dưỡng kịp thời cho cây lúa trong giai đoạn đang trổ bông, để cho cây cho nhiều bông, nhiều hạt nhất. Nếu không áp dụng kỹ thuật bón đón đòng cho lúa đúng cách, cây lúa sẽ thiếu dinh dưỡng và không thể phát triển tốt. Hoặc nếu bón muộn, số hoa và gié đã phân chia xong nên bón đòng sẽ không phát huy được hiệu quả, dẫn đến kết quả kém hoặc thậm chí là mất mùa.
Ngoài ra, việc sử dụng kỹ thuật bón đón đòng cũng giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong đất, làm cho đất giàu dinh dưỡng hơn và giảm thiểu các tác nhân gây bệnh cho cây. Điều này cũng ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của cây lúa và giúp cây có thể chống chọi với các tác nhân xấu ảnh hưởng từ bên ngoài như sâu bệnh hay môi trường thay đổi đột ngột.
Xác định thời điểm nên áp dụng kỹ thuật bón đón đòng cho lúa
Để bón đón đòng cho lúa hiệu quả, việc xác định thời điểm bón đón đòng rất quan trọng. Bà con có thể tham khảo qua những hướng dẫn sau:
Dựa vào thời gian sinh trưởng của giống lúa và số ngày gieo sạ
Mỗi giống lúa ngắn ngày, dài ngày khác nhau sẽ có thời gian sinh trưởng riêng khác biệt. Tuy nhiên để xác định thời gian để bón đòng rất đơn giản. Bà con có thể nhận thấy đặc điểm chung giữa các giống lúa là thời gian từ khi ra nụ đến khi nở hoa là tầm 25 ngày. Đồng thời thời gian từ giai đoạn ra hoa đến khi lúa chín cũng khoảng 25 ngày. Chính vì vậy, thời điểm bón phân đón đòng được xác định bằng công thức: Thời gian sinh trưởng của cây lúa trừ đi 50 ngày.
Ví dụ những loại lúa ngắn ngày như kỹ thuật trồng nếp 4625 có thời gian sinh trưởng 90 ngày thì thời điểm bón thúc lần 2 sẽ là 90 – 50 = 40 ngày sau khi gieo.
Dựa vào sự phát triển hình thái của lúa
Để xác định thời điểm bón đón đòng cho lúa, ta cũng cần quan sát trạng thái của cây lúa. Một số đặc điểm dễ nhận biết như: Cây lúa đã có sự biến đổi rõ rệt về thân cứng, tròn khóm, các lá đứng, cổ lá trên cùng bằng nhau, chóp lá có hiện tượng thắt eo. Ruộng lúa ⅔ đã chuyển màu vàng chanh. Thời điểm này cũng chính là giai đoạn thường gọi là lúa đang “đóng đòng”.
Dựa vào trạng thái đòng lúa
Một cách chính xác nhất để xác định thời điểm bón đòng đó là bà con thử lấy mẫu ngẫu nhiên 10 chồi chính. Bóc dảnh lúa thấy tầm 2 đốt, đòng dài 1 đến 2mm. Nếu trên 50% đạt thì cần bón phân ngay để đạt hiệu quả.
Kỹ thuật bón đón đòng cho lúa cần lưu ý gì?
Lượng phân bón đón đòng
Cần bón đúng loại phân, đúng liều lượng để đạt tối ưu về năng suất cho lúa. Bà con có thói quen dùng phân NPK để bón đòng. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu tốt nhất nên bón phân đơn là đạm urê và Kali. Tùy theo chân ruộng để xác định lượng phân bón phù hợp. Tuy nhiên thông thường nếu bón phân đơn, lượng bón dao động là:
- Đối với ruộng lúa sinh trưởng bình thường: bón 50kg đạm urê + 50kg Kali cho 1ha.
- Đối với ruộng còn xanh: giảm lượng đạm urê xuống còn 30 -40 kg tùy tình trạng
Những lưu ý khi bón đón đòng cho lúa
- Không nên bón đón đòng quá nhiều phân để tránh làm hại đến cây và môi trường. Lưu ý tùy vào tình trạng ruộng mà đưa ra lượng phân cụ thể cho phù hợp.
- Nên sử dụng các loại phân bón tự nhiên và không gây ô nhiễm môi trường.
- Thực hiện việc bón đón đòng theo chỉ định của nhà cung cấp hoặc nhà khoa học chuyên gia địa phương để có hiệu quả cao nhất.
- Đảm bảo thời tiết và điều kiện đất thích hợp khi bón đón đòng cho lúa.
- Quan sát màu sắc lá lúa để bón đạm. Nếu thấy lá xanh và cây lúa non, có triệu chứng đổ ngã, có thể ruộng đã bị thừa đạm. Vì vậy có thể giảm đạm và tăng lượng urê tùy chỉnh.
- Đặc biệt chú ý, thời điểm này cây lúa dễ mắc bệnh đạo ôn. Bà con cần phun thuốc cho lúa để diệt sạch mầm bệnh trước khi bón đòng. Khi thấy bệnh giảm thì mới tiến hành bón phân và nên giảm lượng urê xuống 30kg/ha vì đạm dễ làm bệnh tái phát.
- Để ruộng cho thời điểm đón đòng đồng loạt, bà con nên cắt nước để cây lúa không đẻ nhánh vô hiệu nữa, giúp cây đón nhiều nắng và quang hợp tốt, phòng trừ sâu bệnh.
- Có thể phun thêm phân bón lá để bổ sung các nguyên tố trung, vi lượng cho cây. Kết hợp với kỹ thuật sử dụng bonsai cho lúa để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Kỹ thuật bón đòng tăng sản lượng và chất lượng lúa
Qua những nội dung trên, bà con đã thấy được nhu cầu dinh dưỡng và chăm sóc cho cây lúa ở giai đoạn nuôi đòng là rất cần thiết.
Việc bón đón đòng cho lúa có vai trò quan trọng trong việc tăng sản lượng và chất lượng lúa. Nếu không bón đón đòng đúng cách, cây lúa có thể bị thiếu dinh dưỡng, dẫn đến kém phát triển và cho ra sản lượng thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng không chỉ đến năng suất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của lúa. Yếu tố quan trọng của bón đón đòng là xác định đúng thời điểm và lượng phân bón để đảm bảo cây lúa phân hóa, tối đa số hạt trên bông lúa, cho bông to, hạt chắc, hạn chế dịch bệnh và đem lại năng suất cao.
Hy vọng qua bài viết này, bà con sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về kỹ thuật trồng lúa và có thể áp dụng vào quá trình trồng lúa của mình.
Bón đón đòng cho lúa hiệu quả nhờ giải pháp máy bay nông nghiệp
Để phát huy hiệu quả của phân bón, nhiều bà con đang áp dụng giải pháp sử dụng máy bay nông nghiệp Airnano. Đây là kỹ thuật hiện đại giúp hỗ trợ trong việc rải đều, chính xác khắp diện tích đồng ruộng. Bà con sẽ tiết kiệm được chi phí nhân công với thời gian nhanh chóng nhất, đồng thời tránh lãng phí lượng phân bón. Ngoài ra, máy bay còn có thể sử dụng để phun thuốc trừ sâu, sạ lúa… đem lại năng suất và mùa màng bội thu.
Airnano là đơn vị tiên phong hàng đầu tại Việt Nam cung cấp các sản phẩm máy bay không người lái đa dạng, nhiều mẫu mã, chất lượng và bền bỉ. Với uy tín đã được khẳng định lâu dài, chúng tôi là nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng cùng giá cả ưu đãi cho bà con.
Máy bay phun thuốc DJI T40 là thiết bị bay không người lái sở hữu công nghệ cao với bình phun lên đến 40 lít, tải trọng 50kg và được trang bị những tính năng cải tiến vượt trội như: radar mảng pha hoạt động quét 360 độ, trạm sạc EFI, chức năng khảo sát trên không với bộ tầm nhìn hai mắt…Điều này giúp dòng máy bay không người lái DJI T40 trở thành dòng hiện đại nhất thế giới
Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ nhân viên tư vấn hỗ trợ!
Thông tin liên hệ Airnano Việt Nam:
- Facebook: https://www.facebook.com/Airnano.vn
- Youtube: https://www.youtube.com/@airnanomaybaynongnghiepvie2852
- Website: https://airnano.vn/
- Hotline: 0989.75.6688 – 091.555.8888
Kết luận
Trên đây là những thông tin lưu ý về kỹ thuật bón đón đồng cho lúa mà Airnano đã tổng hợp. Hi vọng sẽ hữu ích và giải đáp được những thắc mắc của bạn về kĩ thuật này. Chúc bà con nông dân có một vụ mùa bội thu!
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
- Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
- Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
- Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
- Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
- Website: https://airnano.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
- Email: contact@airnano.vn