Sâu bệnh hại lúa nếu không được nhận biết chính xác và phòng trừ đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng lúa khi thu hoạch. Vì vậy, trong quá trình canh tác lúa, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại luôn được bà con chú trọng. Sau đây là một số loại sâu bệnh hại thường xuyên xuất hiện trên cây lúa và cách phòng trừ, mời bà con cùng tìm hiểu.

5 loại sâu bệnh hại lúa thường gặp nhất

Các loại sâu bệnh hại cây loại

Sâu bệnh hại cây lúa là nỗi lo thường trực của nông dân mỗi khi bắt đầu mùa vụ. Theo đó, trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây lúa thường xuyên chịu sự tấn công và xâm hại bởi một số đối tượng sâu bệnh gây hại sau đây: 

  • Các loại sâu hại lúa: rầy nâu, bọ trĩ, sâu đục thân, sâu cuốn lá… 
  • Các loại bệnh hại lúa: bệnh đốm vằn, bệnh đạo ôn lúa, bệnh cháy lá, bệnh lúa von, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
  • Ngoài các loại sâu bệnh hại cây lúa trên, khi canh còn có thể bị chuột đồng và ốc bươu vàng gây hại.

Sau đây là các loại sâu bệnh hại trên cây lúa phổ biến nhất và những triệu chứng của chúng. Mời bà con theo dõi.

Sâu cuốn lá nhỏ

sâu bệnh hại lúa

Sâu cuốn lá nhỏ có tên khoa học là Cnaphalocrocis medinalis, thường gây hại trên diện rộng, chủ yếu vào các giai đoạn khi lúa đẻ nhánh hoặc đòng – trổ.  

Cách gây bệnh

Hầu hết, sâu cuốn lá nhỏ gây hại bằng cách nhả tơ, sau đó những sợi tơ bắt đầu kết hai mép lá lúa lại tạo thành ống. Đây là nơi chúng trú ngụ và sau đó tiếp tục ăn lên thân lúa và buồng hạt, khiến lúa khô vàng, kém phát triển, hạt lép và mất năng suất.

Triệu chứng

  • Lá lúa bị cuốn, xuất hiện những vệt trắng dài.  
  • Khi bệnh nặng, các vệt trắng liên kết với nhau tạo thành các mảng màu trắng.

Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ

Sâu cuốn lá nhỏ có vòng đời kéo dài khoảng 30 – 45 ngày, vòng đời này dài hay ngắn tùy vào từng giống lúa, phân bón hoặc thời tiết.

Trong đó, thời gian trứng mất khoảng 6 – 7 ngày, thời gian sâu non mất khoảng 15 – 21 ngày, thời gian nhộng mất khoảng 6 – 8 ngày và thời gian hoá bướm mất khoảng 2 – 4 ngày. Sau đó, bướm đẻ trứng trở lại và bắt đầu một vòng đời mới.

Sâu đục thân 

Sâu đục thân hại lúa

Sâu đục thân hại lúa là một trong những loài sâu nếu không phòng trừ sẽ gây thiệt hại nặng nề cho lúa. Sâu tấn công phần cổ và thân làm cho cây lúa bị suy nhược và giảm năng suất rất nghiêm trọng. Thông thường, sâu đục thân phát triển, gây bệnh từ những tháng sau khi lúa được trồng và kéo dài đến tháng 11.

Triệu chứng

– Giai đoạn mạ hoặc làm đòng: cây mạ bị chết khô, các dảnh lúa héo, khi nhổ mạ dễ bị đứt gốc.

– Giai đoạn đẻ nhánh: lá non bị cuốn dọc thành ống, màu xanh sẫm, lâu dần chuyển sang vàng và héo khô.

– Giai đoạn trổ bông: đòng bị cắn nát, lúa không trổ bông, nếu trổ thì hạt bị lép.

Vòng đời

Vòng đời của sâu đục thân kéo dài khoảng 43-60 ngày. Trong đó, thời gian trứng là 5 – 8 ngày; thời gian sâu non là 25 – 35 ngày; thời gian nhộng là 7 – 10 ngày và thời gian nhộng trưởng thành là 3 – 7 ngày.

Lá von

Nguyên nhân

Bệnh lúa von là một loại bệnh do nấm Fusarium moniliforme Sheld gây ra bởi 2 con đường truyền nhiễm hoặc lây nhiễm.

Triệu chứng

Triệu chứng thường gặp nhất của cây lúa bị bệnh lúa von đó chính là cây phát triển cao vọt, thân còng quèo, lá lúa không còn giữ màu xanh lục mà chuyển dần sang màu xanh nhạt, lâu dần có màu vàng gạch cua, cứng giòn và nhanh chóng chết.

Bọ trĩ

Bọ trĩ là một loại côn trùng có kích thước nhỏ, nhưng tốc độ phá hoại lá của cây lúa rất nhanh, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của cây. Chúng thường tấn công các cánh đồng lúa mùa vào mùa xuân và hạ.

Triệu chứng

Bọ trĩ thường xuất hiện nhiều nhất khi ruộng lúa bị khô nước. Lúa bị bọ trĩ có đầu lá lúa quắn và biến thành màu vàng. 

Bọ trĩ phát sinh và gây hại làm cho lá lúa bị cuốn lại ở đầu chóp, lá bị héo, teo tóp lại và dần khô vàng đi.

Bệnh đạo ôn

Bệnh đạo ôn trên lúa

Nguyên nhân

Bệnh đạo ôn lúa là một loại bệnh chủ yếu do vi khuẩn gây ra. Bệnh bùng phát mạnh nhất vào mùa đông và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn bộ cây. 

Triệu chứng

Lúa bị bệnh đạo ôn có lá bị vàng và khô. Bệnh lây lan nhanh chóng và gây thiệt hại nặng nề đến năng suất cây.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa 

Để phòng trừ sâu bệnh hại lúa, có rất nhiều biện pháp mà bà con có thể tham khảo. Dưới đây là 3 biện pháp thông dụng và cho hiệu quả nhanh nhất.

Áp dụng biện pháp hóa học

Là biện pháp sử dụng các chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc trị côn trùng,..để phun trực tiếp lên cây. Tuy nhiên, các chất hóa học ít nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. 

Phun thuốc trừ sâu tiêu diệt sâu bệnh lúa

Vậy nên, nếu việc sử dụng thuốc trừ sâu là cần thiết, hãy chọn đúng loại thuốc không độc hại và sử dụng chúng đúng cách. Luu ý chọn thời điểm phun thuốc thích hợp và tuân thủ đúng liều lượng sẽ giảm thiểu thiệt hại đối với cây trồng, động vật và con người.

  1. Áp dụng biện pháp sinh học

Là biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe bà con nông dân. 

Phương pháp này sử dụng thiên địch, các loại ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm đối kháng để tiêu diệt sâu bệnh hại giúp giảm thiểu độc tố thuốc trừ sâu gây hại cho môi trường và vật nuôi. 

Tuy nhiên, việc sử dụng vi khuẩn và nấm đối kháng cần được thực hiện chính xác và phù hợp với tình trạng thực tế của môi trường.

Hiện nay, sử dụng các biện pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại ngày càng trở nên phổ biến, được các chuyên gia khuyến khích nhằm thay thế dần biện pháp hoá học.

Áp dụng biện pháp vật lý

Là cách phòng trừ sâu bệnh hại cây lúa mà không sử dụng các hóa chất độc hại. Ví dụ như:

  • Trồng các loại cây phụ để hấp thụ các hóa chất độc hại trong đất
  • Trồng luân canh các loại cây khác để giữ ẩm, hạn chế các loại sâu bệnh hại lúa phát triển, cải thiện điều kiện đất trồng giúp cây có sức đề kháng tốt và không bị thiếu chất dinh dưỡng. 
  • Điều chỉnh mật độ cây trồng giúp tăng cường ánh sáng. 
  • Lập các lưới gió giúp lưu thông không khí khiến cây trồng khỏe mạnh hơn, giảm thiểu sự lây lan của sâu bệnh hại. 

Ngoài ra, bà con cần chú ý kiểm tra cánh đồng lúa định kỳ để kịp thời phát hiện sâu bệnh và đưa ra các giai đoạn phun thuốc cho lúa phù hợp.

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại tối ưu bằng drone phun thuốc

Những năm gần đây, trong những biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, máy bay phun thuốc không người lái (hay còn gọi là drone) được coi là một phương án tiên tiến và hiệu quả nhất. Bởi biện pháp phun thuốc thủ công gây mất thời gian, tốn kém chi phí đôi khi lại không hiệu quả. Còn các biện pháp sinh học và vật lý tùy thân thiện với môi trường nhưng tác dụng chậm, cần quá trình chăm sóc dài hạn, khó có thể giải quyết ngay khi sâu bệnh hại đột ngột bùng phát.

Drone phun thuốc cho cây lúa

Được lập trình trước để tự động bay theo một lộ trình nhất định để phun thuốc diệt cỏ dại và sâu bệnh trên khắp cánh đồng, sử dụng máy bay phun thuốc giúp giảm tác động của khói và hạn chế con người tiếp xúc các chất hóa học độc hại, bảo vệ sức khỏe bà con nông dân.

Với công nghệ hiện đại, thiết bị chia nhỏ các hạt nước, giúp hòa trộn với thuốc tốt hơn, phun ra dưới dạng sương mù giúp tiết kiệm lượng thuốc đáng kể, kiểm soát thuốc đến đúng nơi cần phun, góp phần bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, máy bay phun thuốc còn giúp bà con sạ lúa và rải phân từ đó các kỹ thuật trồng lúa vụ hè thu và đồng xuân trở nên dễ dàng hơn.

Tại Airnano, dòng máy bay xịt thuốc DJI T20 được  được biết đến là máy bay điều khiển từ xa 3 trong 1: phun thuốc –  gieo sạ – bón phân giúp tối ưu quá trình canh tác cũng như đem đến hiệu quả vượt bậc khiến mùa màng bội thu.

Quý bà con quan tâm vui lòng liên hệ ngay cho AIRNANO qua số điện thoại  091.555.8888 được nhân viên tư vấn và báo giá chính xác.

Kết luận

Lúa là cây dễ trồng, tuy nhiên chúng lại thường xuyên bị sâu bệnh hại tấn công, tàn phá. Nhất là trong tình hình hiện nay, biến đổi khí hậu diễn ra cùng với các điều kiện khách quan, chủ quan khác là nguyên nhân khiến sâu bệnh hại xuất hiện ngày càng nhiều loài mới, nguy hại và khó kiểm soát.

Việc nhận biết chính xác các loại sâu bệnh hại cây lúa thông qua các  triệu chứng từng sâu bệnh hại và phòng trừ kịp thời, đúng cách sẽ giúp đảm bảo cho cây lúa phát triển tốt tươi, hạn chế hư hại và tránh gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. 

Trên đây, Airnano đã chia sẻ đến bà con một số loại sâu bệnh thường gặp trên cây lúa, dấu hiệu và các cách phòng trừ. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp thật sự hữu ích với bà con.

Nếu có nhu cầu mua máy bay phun thuốc, nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại cho ruộng lúa của mình, bà con vui lòng liên hệ Airnano để được tư vấn và báo giá miễn phí.

https://www.youtube.com/watch?v=NBrEA4hm8Lc

Thông tin liên hệ Airnano Việt Nam tại:

Đánh giá bài viết post
Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *