Giống cà phê HT1 Thích nghi tốt với khí hậu và đất đai các tỉnh Tây Nguyên, có khả năng kháng gỉ sắt và nấm hồng rất tốt. Giống cà phê HT1 được anh Hữu Thiên (Huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) nghiên cứu và chọn lọc. Đã được cấp giấy chứng nhận cây đầu dòng, cho phép lưu hành trên thị trường. Riêng giống HT1 có lá dài đặc trưng giống lá xoài, nên bà con thường gọi giống cà phê Hữu Thiên là giống cà phê lá xoài.

Hiện nay giống cà phê lá xoài Hữu Thiên đã được Trung Tâm Giống Cây Trồng EAKMAT trồng khảo nghiệm và cho năng xuất và chống chịu sâu bệnh tốt. Giống đã được sản xuất và cung cấp nguồn giống đầu dòng ổn định. Mời quý bà con cùng theo chân Airnano Việt Nam để cùng tìm hiểu các kiến thức cây trồng này nhé !

Đặc điểm của giống cà phê HT1

Để có một mùa vụ cà phê bội thu dựa vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất phải kể đến giống cà phê. Một giống cây khỏe mạnh, kháng bệnh tốt là yếu tố tiên quyết giúp cây có thể sinh trưởng, đẻ nhánh ra hoa tốt. Bởi các đặc điểm về ngoại quan, nên các giống cà phê cũng mang những cái tên đặc biệt như giống cà phê HT còn có tên gọi là Cà phê lá xoài, giống cà phê chè, giống cà phê vối,…

Giống lúa HT1
Giống lúa HT1 thích nghi tốt với khí hậu và đất đai các tỉnh Tây Nguyên
  • Lá: Lá xanh hoặc hơi ngả vàng, phiến lá thon dài như lá xoài.
  • Thân cành: Cành to khỏe, phát ngang, nhiều cành thứ cấp, khi tạo tán rất thuận tiện.
  • Quả: Quả to xanh đậm. Số quả/chùm : khoảng 50 quả.
  • Đặc điểm sinh trưởng: Thích nghi tốt với khí hậu và đất đai các tỉnh Tây Nguyên, có khả năng kháng bệnh gỉ sắtbệnh nấm hồng trên cây cà phê rất tốt.
  • Điều kiện để trồng được giống cà phê HT1: Chăm sóc cây cà phê cho năng suất cao và ổn định. Ngoài việc lựa chọn giống cà phê đạt tiêu chuẩn, có xuất xứ rõ ràng, thì kỹ thuật trồng cũng quyết định không nhỏ đến sinh trưởng và năng suất của vườn cà phê.
Cây cà phê HT1 phù hợp với thổ nhưỡng các tỉnh Tây Nguyên
Đất bazan phù hợp để trồng giống cà phê HT1
  • Yêu cầu về đất trồng: Đất trồng cà phê phải là loại đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, tầng canh tác sâu 0,8 – 1m. Các loại đất xám, đất thịt pha, đất đỏ bazan đều có thể trồng cà phê, nhưng nhìn chung đất đỏ bazan là phù hợp nhất. Cho năng suất cao, cây sinh trưởng mạnh.
  • Đất cải tạo cà phê lâu năm: Cần được cày xới, bổ sung phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục, phân xanh). Và canh tác ít nhất 2 vụ màu để giảm thiểu tuyến trùng, mầm bệnh.
  • Yêu cầu về gió và ánh sáng mặt trời: Cây ưa thích môi trường kín gió, ánh sáng tán xạ. Ánh sáng trực tiếp cây vẫn phát triển nhưng thường chống chọi với mùa khô hạn kém hơn. Do đó yêu cầu khi canh tác cây cà phê, nhất định phải trồng hệ thống cây che bóng, cây chắn gió xung quanh hoặc chắn gió giữa các hàng trong giai đoạn kiến thiết.

Không chỉ giống cà phê HT1 mới cần những điều kiện trên, ngoài giống cà phê này một số giống khác như: Giống cà phê mít, cà phê vối: khí hậu phù hợp là khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều (2000mm/năm trở lên). Nhiệt độ từ 24-26 độ C, đối với giống cà phê chè: Thích hợp với khí hậu lạnh hơn từ 16-22 độ C, lượng mưa từ 1700 – 2000mm. Ở Việt Nam vùng Lâm Đồng trồng cà phê chè là phù hợp nhất.

Tóm lại đa phần các giống cây cà phê đều ưa thích khí hậu ở khu vực ở các vùng Tây Nguyên Việt Nam. Trong quá trình lựa chọn giống cà phê, nên tư vấn với các chuyên gia nông nghiệp hoặc nhà nghiên cứu cà phê địa phương để có thông tin chi tiết và chính xác. Ngoài ra, việc tham khảo kinh nghiệm từ các nhà trồng cà phê thành công trong vùng cũng rất hữu ích.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cà phê HT1

Để trồng và chăm sóc thành công giống cà phê HT1, cần chú trọng vào việc lựa chọn vị trí và đất trồng phù hợp, gieo hạt và chăm sóc cây non đúng cách. Sau đó, cây cà phê HT1 có thể được trồng ra đất trồng chính và cần được chăm sóc đều đặn bằng cách tưới nước và bảo vệ cây khỏi sâu bệnh và côn trùng gây hại. Cuối cùng, thu hoạch cà phê HT1 khi trái cây đã chín đều. Việc tuân thủ các quy trình chăm sóc đảm bảo năng suất cao và chất lượng tốt cho giống cà phê HT1.

Kỹ thuật trồng cà phê

  • Tiến hành xuống giống: Tùy theo kích thước bầu ươm ta đào một lỗ chính giữa hố, kích thước lớn hơn bầu ươm một chút, đặt cây vào chính giữa hố, nhớ căn hàng thẳng cây.
  • Lúc xé bầu nên thao tác nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bầu
  • Riêng cà phê ghép, do thời gian cây nằm trong bầu ươm lâu hơn cà phê thực sinh. Cần phải dùng kéo sắc, dao sắc cắt bỏ phần đất và rễ tính từ đáy bầu lên khoảng 1-2cm.
Kỹ thuật trồng cây cà phê
Kỹ thuật trồng ảnh hưởng đến năng suất giống cà phê HT1
  • Đặt cây con vào chính giữa hố, mặt bầu thấp hơn mặt đất 5cm. Lấp đất đồng thời nén nhẹ quanh gốc, bảo đảm không bị khoảng trống
  • Sau khi trồng tiến hành đánh bồn ngay, đường kính bồn khoảng 1m đến 1,2m. Các năm sau sẽ mở rộng thêm. Thành bồn cần nén chặt, cao 20 – 25cm. Nếu nén không chặt, mưa lớn có thể lấp mất cây con
  • Sau khi trồng cần tưới nước để ổn định bồn, đất được lèn chặt bảo đảm cây không bị thiếu nước.

Kỹ thuật chăm sóc cà phê

  • Trồng cây chắn gió: Cây chắn gió rất quan trọng đối với cà phê, đặc biệt là cây con trong giai đoạn kiến thiết. Loại cây phù hợp và được sử dụng nhiều là cây muồng vàng. Trồng với khoảng cách 2-3 hàng cà phê, một hàng muồng vàng. Khi trồng chỉ cần dùng cuốc kéo rãnh giữa hàng cà phê và thả hạt muồng vàng xuống. Thân cành lá, có thể tận dụng để ép xanh.
  • Trồng cây che bóng: Như đã trình bày ở phần trên, cà phê thích hợp với ánh sáng tán xạ. Do đó nên trồng các cây che bóng xen kẽ trong vườn. Các cây che bóng có thể dùng các loại cây cho thu hoạch quả giúp cải thiện kinh tế như giống bơ sáp và giống sầu riêng.
  • Khoảng cách trồng cây che bóng là 9 x 9m hoặc 9 x 12m, cành lá cần được rong tỉa hợp lý, bảo đảm độ chiếu sáng. Tán cây che bóng phải cách ngọn cà phê 2-3m. Ngoài ra phương án trồng tiêu xen cà phê bằng các loại trụ sống cũng góp phần tạo nên hệ thống che bóng hợp lý cải thiện thu nhập
  • Làm cỏ cho cây cà phê: Mỗi năm cần tiến hành làm cỏ cho cà phê 4-5 lần. Làm sạch cỏ trên thành bồn cũng như dưới bồn. Giữ cho vườn tược thông thoáng, hạn chế sâu bệnh, giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa cỏ dại và cây trồng. Khi làm cỏ nên kết hợp đánh bồn, gia cố hoặc mở rộng bồn. Xác cỏ lá khô, cành cây…có thể đào rãnh để ép xanh.
Giống cà phê HT1
Giống cà phê HT1 phù hợp với ánh sáng tán xạ
  • Làm bồn cho cây cà phê: Việc làm bồn giúp cho công tác tưới tiêu, bón phân thuận lợi hơn, đồng thời cà phê là loại cây hấp thu chất bằng hệ thống rễ cám sát mặt đất, nên việc đánh bồn kết hợp với cào bồn làm sạch mặt bồn giúp tăng hiệu quả phân bón. Làm bồn dựa theo tán cây, khi cây giao tán, thành bồn chạm vào nhau thì ngưng. Mỗi năm tiến hành làm bồn 1-2 lần vào mùa mưa, khi làm bồn cần nén chặt thành bồn. Thành bồn cao 20-25cm là hợp lý.
  • Cắt tỉa cành, tạo tán cho cà phê: Thường xuyên vặt bỏ các chồi vượt từ thân chính và nách lá, đặc biệt giai đoạn đầu mùa mưa, trước mỗi đợt bỏ phân, tùy vào giống cà phê, mức độ sinh trưởng, mỗi năm có thể làm chồi 5-6 lần.

Sau mỗi vụ thu hoạch, cần cắt bỏ cành tăm, cành nhỏ giáp thân, cành khô, cành mang dấu hiệu sâu bệnh. Mỗi vị trí đốt cành, chỉ nên để lại khoảng 3 cành dự trữ. Tỉa bớt các cành thứ cấp trên cao, nhằm đảm bảo ánh sáng có thể tiếp cận đến các cành bên dưới.

Khi cây đạt độ cao 1,5 – 1,6m thì tiến hành hãm ngọn. Đối với cà phê lâu năm, cưa đốn phục hồi. Tiến hành như sau: Vào khoảng tháng 2 dương lịch, dùng cưa gốc cách mặt đất 20-25cm, cưa xéo một góc 45 độ. Sau một thời gian sẽ mọc lên nhiều chồi. Lựa chọn nuôi 2 chồi khỏe mạnh nhất. Sau đó tiến hành chăm sóc như cà mới trồng.

Hướng dẫn tưới nước cho cà phê HT1

Việc tưới nước thường diễn ra vụ thu hoạch, khi này bắt đầu vào mùa khô hạn. Cà phê con cần tưới mỗi đợt cách nhau 10-15 ngày. Cà phê kinh doanh 20-25 ngày.

Khi tưới cần tưới tập trung, để cây ra hoa đồng loạt bảo đảm về năng suất. Một số trường hợp cây gặp những cơn mưa nhỏ trái mùa, cũng phải tiến hành tưới đồng loạt để cây đủ nước ra hoa tập trung hơn. Tưới bằng phương pháp dùng “béc” hoặc kéo ống tưới “dí”, tùy theo địa hình của vườn cà phê, nguồn nước.

Phương pháp tưới nhỏ giọt
Phương pháp tưới nhỏ giọt hiệu quả với giống lúa HT1

Ngoài ra nếu có điều kiện, tiến hành phương pháp tưới nhỏ giọt cũng rất tốt, vừa tiết kiệm nước, vừa đảm bảo cây luôn đủ độ ẩm để phát triển.

Giảm thiểu sâu bệnh cho cây cà phê bằng máy bay nông nghiệp

Để giải quyết vấn đề sâu bệnh cũng như sức người, máy bay nông nghiệp được xem là giải pháp vừa kinh tế vừa mang lại hiệu quả cao cho người nông dân canh tác cây cà phê, đặc biệt đối với giống cà phê HT1 này.

Các dòng máy bay của DJI chuyên cung cấp những dòng máy tối tân nhất để phục phụ cũng như thỏa mãn nhu cầu phát triển nền nông nghệp Việt Nam, máy bay nông nghiệp T40 sở hữu cánh quạt đồng trục, công nghệ phun ly tâm, cũng như sức chứa lớn. Giúp bà con dập dịch dứt điểm và kịp thời.

Với nhiều năm tiên phong trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp, Airnano Việt Nam chuyên cung cấp các giải pháp nông nghiệp tân tiến nhất cho bà con trên khắp dải đất chữ S, góp phần cùng bà con nâng cao năng suất và sản lượng nông sản, đưa sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam ra thế giới.

Kết luận

Giống cà phê HT1 tuy chưa phải là một giống cây quá phổ biến ở thời điểm hiện tại, nhưng hiệu quả và năng suất giống cây này mang lại không hề nhỏ. Mỗi ngày trôi qua con người ngày càng cải tiến và phát triển nhiều hơn để mang lại những giống cây trồng với doanh thu khủng đưa Việt Nam tiến xa hơn trong hành trình nông nghiệp và hướng đến mục tiêu dẫn đầu trong xu thế trong nền nông nghiệp thế giới.

Thông tin liên hệ Airnano Việt Nam tại:

Đánh giá bài viết post
Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *