Chăm sóc lúa ở giai đoạn trổ bông là yếu tố quan trọng để đạt năng suất cao. Vậy lúa trổ bông phun thuốc gì cho đúng? 

Một số bệnh thường gặp trong giai đoạn lúa trổ bông và thuốc trị tương ứng

1. Bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn

Đối với bệnh cháy bìa do vi khuẩn, bà con có thể sử dụng thuốc TT Biomycin 40.5WP để phun phòng, trị.

bệnh lá cháy bìa trên lúa

Bệnh cháy bìa lá trên lúa (bạc lá) do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra, là một trong những đối tượng dịch hại nghiêm trọng, làm giảm khả năng quang hợp, hạt bị lem lép, làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng lúa, đặc biệt bệnh gây hại nặng trong mùa vụ có mưa bão và gió lớn.

bệnh lá cháy bìa trên lúa

2. Bệnh lem lép hạt

Đối với bệnh lem lép hạt, thuốc TT Over 325SC là một lựa chọn vô cùng hữu ích. Ngoài ra, TT Over 325SC còn có hiệu quả phòng trị một số bệnh hại khác như đốm vằn và vàng lá chín sớm.

bệnh lem lép hạt

Bệnh lem lép hạt lúa gây thất thu năng suất bình quân 20%, thậm chí đến 50% trong trường hợp nặng do hạt bị lép, lửng. Bệnh cũng làm giảm chất lượng hạt gạo, lúa bị mất giá hoặc không bán được do hạt bị đen, dễ bể khi xay chà, hoặc cũng có thể làm chết mầm nếu bệnh nhiễm vào lúa giống.

bệnh lem lép hạt

3. Bệnh rầy nâu

Đối với bệnh rầy nâu, cần phun trị bằng TT-Led 70WG khi rầy nâu đạt mật độ trung bình khoảng 3 con/tép.

bệnh rầy nâu

Tác hại trực tiếp của rầy nâu là việc chích hút nhựa làm cây lúa suy kiệt, khi chích vào lúa, chúng sẽ để lại trên lá, thân một vệt nâu cứng gây cản trở sự luân chuyển nước và chất dinh dưỡng.

bệnh rầy nâu

4. Bệnh đạo ôn

Sử dụng TriO Super 70WG hoặc Tri 75WG để phun trị bệnh đạo ôn trên lá và phun phòng đối với đạo ôn cổ bông

bệnh đạo ôn

Bệnh đạo ôn (cháy lá) lúa là một trong những dịch hại nguy hiểm nhất trên cây lúa.
Bệnh đạo ôn gây thiệt hại năng suất trung bình từ 0,7 đến 17,5%, nếu bệnh nặng thiệt hại có thể lên đến 80%

bệnh đạo ôn

5. Bệnh lép vàng

Bà con cũng có thể sử dụng TT Biomycin 40.5WP để trị bệnh lép vàng

bệnh lép vàng

 Bệnh lép vàng nếu nặng vào giai đoạn làm đòng đến trỗ bông cây lúa sẽ bị ngẹn đòng, bông bạc, hạt lép nhiều giảm năng suất nghiêm trọng.

bệnh lép vàng

6. Bệnh khô vằn và lá vàng chín sớm

Với lá vàng chín sớm, TT Over 325SC có hiệu quả phòng trị một số bệnh này rất hiệu quả

lá vàng chín sớm

Bệnh lá lúa cháy khô sớm, nông dân phải gặt lúa sớm hơn 10 ngày so với bình thường, thiệt hại hơn 30% năng suất.

khô vằn

Bệnh khô vằn là một trong những bệnh hại khá phổ biến trên cây lúa nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới năng xuất, phẩm chất lúa gạo khi thu hoạch.

khô vằn

Vì sao cần phun thuốc trong giai đoạn lúa trổ bông?

Giai đoạn trổ bông là giai đoạn nhạy cảm, dễ nhiễm bệnh nhất ở cây lúa, lúa có thể mắc nhiều bệnh ở giai đoạn này. Các bênh này sẽ tác động trực tiếp tới lá lúa, thân lúa, đặc biệt là bông lúa, gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp tạo tinh bột của cây lúa.

Việc bẹ lá lúa, thân lúa bị dịch bệnh tấn công, gây thương tổn sẽ ngăn cản đường di chuyển của tinh bột, đường từ lá vào hạt, khiến tinh bột bị tắc nghẽn và năng suất, chất lượng gạo giảm mạnh.

Thêm nữa, thời tiết trong các vụ mùa gần đây thường diễn biến phức tạp, tạo thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, gây hại nên việc phun thuốc phòng, trị trong giai đoạn lúa trổ bông là điều bắt buộc để đảm bảo năng suất, không bị thất thu.

Những lưu ý khác​

Bên cạnh sử dụng thuốc, trong thời kỳ trổ bông cần phối kết hợp nhiều biện pháp bổ sung khác để phòng, trị tốt sâu bệnh hại. Trước hết, cần vệ sinh đồng ruộng tối đa, dọn sạch cỏ dại để cắt nguồn phát sinh sâu dịch hại lúa.

Tiếp theo đó, cần có lịch bón phân, lựa chọn loại phân phù hợp để đảm bảo cây lúa phát triển khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng, chống chịu bệnh hại cho cây lúa.
Một lưu ý nhỏ cho bà con nông dân là cần có lịch, phương pháp bón phân, phun thuốc hợp lý để đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm nhân công, chi phí. 

Hi vọng những thông tin hữu ích trên sẽ góp phần giúp cho bà con có được một vụ mùa bội thu!

xem thêm: Phun thuốc trừ sâu có tác hại gì?

Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

2 thoughts on “Lúa trổ bông phun thuốc gì cho đúng?

  1. Pingback: Phun thuốc trừ sâu vào lúc nào là tốt nhất?

  2. Pingback: Drone là gì? Máy bay nông nghiệp Drone là gì?-Máy bay UAV nông nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *