Cà phê là loại đồ uống gây “nghiện”, là nông sản xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao. Vậy, giá cà phê hôm nay bao nhiêu? Vì sao người dùng ưa chuộng cà phê. Hãy cùng Airnano cập nhật bảng giá nhé.
Giá cà phê hôm nay vẫn trên đà tăng mạnh
Theo thông tin Airnano được các chủ vườn lớn cung cấp, hôm nay tại thị trường trong nước, giá cà phê vẫn theo đà tăng mạnh. Cụ thể:

- Tại 3 huyện Di Linh, Bảo Lộc và Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng): cà phê được thu mua mua với giá 66.000 đồng/kg.
- Tại Cư M’gar – tỉnh Đắk Lắk: cà phê hôm nay được thương lái thu mua với giá 66.500 đồng/kg.
- Tại Ea H’leo và Buôn Hồ: hôm nay cà phê đang được thu mua với giá 66.400 đồng/kg.
- Tại hai huyện Gia Nghĩa, Đắk R’lấp (tỉnh Đắk Nông): hôm nay cà phê được thương lái thu mua dao động quanh mức 66.700 – 66.600 đồng/kg.
- Tại Pleiku và La Grai cà phê đang có giá bán 66.100 đồng/kg.
- Tại Kon Tum: cà phê có giá 66.000 đồng/kg.
Có thể thấy, giá cà phê thị trường trong nước hôm nay nhìn chung không có biến động mới, theo đà tăng trưởng mạnh và giá thu mua quanh ngưỡng 66.000 – 66.700 đ/kg. Ngoài giá cà phê, muốn biết thêm các thông về giá các loại nông sản như giá sầu riêng, giá chanh dây, giá hồ tiêu,…bà con nhanh tay bấm theo dõi Airnano để cập nhật chính xác, nhanh chóng nhất.
Những lợi ích ít ai biết từ những hạt cà phê
Các chuyên gia chỉ ra, ngoài việc thơm ngon, dễ uống thì sở dĩ cà phê luôn có giá cao như vậy là bởi vì uống cà phê mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Sử dụng cà phê giúp con người giảm bớt mệt mỏi và tăng cường năng lượng.
- Cà phê hỗ trợ cải thiện một số chức năng về thần kinh của não bộ như trí nhớ, tâm trạng, năng lượng, thời gian phản ứng…
- Trong các sản phẩm chức năng hỗ trợ giảm cân, Caffeine có trong hạt cà phê có khả năng đốt cháy lượng lớn mỡ thừa hiệu quả.
- Caffeine có trong hạt cà phê cũng là “công cụ” giúp tăng nồng độ adrenaline trong máu, giúp cải thiện 12% hiệu suất của cơ thể.
- Bên cạnh đó, cà phê có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho người sử dụng như: Vitamin B2, Vitamin B5, Mangan và Kali, Magie và vitamin B3.
- Một lợi ích tuyệt vời của cà phê đó là giúp con người phòng ngừa được bệnh Alzheimer và hội chứng suy giảm trí nhớ, góp phần làm chậm sự lão hoá.
- Việc sử dụng cafe như một thức uống thường xuyên cũng giúp người sử dụng hạn chế các nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Ngoài ra, cà phê còn giúp con người bảo vệ gan mạnh khỏe; liệu pháp chống trầm cảm và cải thiện tâm trạng tốt hơn; hơn hết, việc sử dụng cà phê có thể giúp phòng ngừa ung thư, đột quỵ và các bệnh lý về tim mạch một cách hiệu quả.
Với những lợi ích trên, ngày nay trồng và phát triển cà phê không chỉ góp phần tạo ra giá trị kinh tế cao, cải thiện đời sống và làm giàu cho bà con nông dân mà những hạt cà phê từ đại ngàn còn mang đến cho người sử dụng loại thức uống với rất nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ.
Nhận thấy rõ những lợi ích đó, hiện nay tại các thủ phủ trồng cà phê lâu đời và nổi tiếng, bà con nông dân đang ra sức, đổi mới canh tác nhằm cải thiện năng suất và tăng chất lượng hạt sau khi thu hoạch. Tuy nhiên, quá trình này cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi cà phê là loại cây trồng thường xuyên mắc phải các loài sâu hại.
Sâu bệnh hại: tác nhân khiến cà phê mất mùa, chất lượng kém
Mặc dù có giá cà phê thu mua khá cao, tuy nhiên tại nhiều địa phương, người nông dân lại đau đầu vì không có cà phê để thu hoạch. Nếu có, chất lượng hạt cũng không đạt chất lượng đầu ra bởi sâu bệnh hại hoành hành, tàn phá. Để có các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cà phê và chủ động ứng phó hiệu quả, bà con cần nhận biết được một số loại sâu bệnh thường gặp.

Dưới đây là các loại sâu hại mà cây cà phê thường mắc phải:
- Rệp sáp: là loài sâu bệnh hại thường xuất hiện tập trung vào giai đoạn mùa khô, bắt đầu khi cây ra hoa và đến lúc hình thành quả. Khi mắc bệnh, cà phê giảm khả năng cho trái do loài này đã hút cạn chất dinh dưỡng nuôi cây
- Ve sầu: là loài sâu bệnh hại sống bám trong bộ rễ của cây, khi di chuyển sâu xuống đất, chúng tạo thành các lỗ phân bố xung quanh rễ khiến rễ tơ bị đứt.
- Sâu đục thân, khoét cành: Khi mắt bệnh, cà phê không tiếp xúc được với các chất dinh dưỡng cần thiết, dần dà, cây chết hoặc mất năng suất. Sâu đuc than , khoét cành thường bắt đầu phá hại từ tháng 9 – 10.
Thời điểm bắt đầu vào thu hoạch cũng là lúc tình hình sâu bệnh hại cây cà phê có những diễn biến phức tạp hơn. Tuy nhiên, hiện nay, ở các vùng trồng cà phê lớn, việc phòng trừ sâu bệnh hại cho cây vẫn cho thấy nhiều hạn chế. Tốn nhân công, tốn chi phí, thời gian chăm sóc và diệt trừ kéo dài nhưng hiệu quả kém. Vì vậy, bà con rất cần một biện pháp thông minh, phù hợp hơn.
Máy bay phun thuốc: giải pháp nâng cao năng xuất cà phê
