Bệnh thối trái sầu riêng là một trong các bệnh thường gặp trên cây sầu riêng, nó không chỉ gây hại trên phần quả mà còn làm hại đến nhiều bộ phận khác. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh thối trái trên cây sầu riêng là gì, cách phòng chống như thế nào? Hãy cùng Airnano Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thối trái sầu riêng

Bệnh thối trái sầu riêng

Sầu riêng là một trong những loại cây ăn quả lâu năm và mang lại giá trị kinh tế cao cho bà còn. Tuy nhiên trong quá trình cây sinh trưởng và phát triển vẫn bị tác động của nhiều sâu bệnh hại trên cây có múi. Vậy dấu hiệu nhận biết cây sầu riêng đang bị bệnh thối trái tấn công là:

  • Bệnh gây hại ở quả thì mọi vị trí của quả đều có thể bị nấm bệnh tấn công nhưng đặc biệt chúng thường tấn công ở phần đít của quả, ban đầu chúng sẽ xuất hiện những đốm nhỏ sau đó lan rộng ra và có màu đen xám. Bệnh nặng sẽ ăn sâu vào trong cuống quả và làm cho thịt quả bị thối gây ra mùi chua khó chịu.
  • Bệnh gây hại ở thân cây thì thân cây sẽ có những đốm màu sậm hơi ướt, sau một thời gian bệnh nặng thì đốm bệnh sẽ chuyển sang màu nâu đỏ. Vỏ của thân cây bắt đầu nứt và chảy mủ màu vàng cuối cùng đốm bệnh hóa nâu rồi khô dần làm tắc mạch dẫn của thân cây khiến cây không được cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng làm cây sầu riêng bị vàng lá và rụng dần đi
  • Qua đây, người nông dân nên có biện pháp chăm sóc và theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh trên cây sầu riêng kịp thời

Nguyên nhân gây bệnh thối trái sầu riêng

  • Bệnh thối trái sầu riêng do nấm bệnh Phytophthora Palmivora gây ra. Từ nguồn bệnh ban đầu khi gặp điều kiện thích hợp như nhiệt độ thấp, mưa nhiều thì bào tử vách dày có khả năng sinh sản động bào tử và chúng có thể bơi lội trong nước tự do đến vị trí rễ và lông hút để gây hại nhờ có 2 lông roi. Từ các vết bệnh ban đầu các sợi nấm sẽ sinh sản rất nhiều bào tử và lây lan rất nhanh trong điều kiện có gió, mưa hay bị lũ lụt. Nguồn nước tưới trong vườn cũng là yếu tố làm cho nấm phát tán, lây lan rất nhanh trong vườn và trong cùng khu vực
  • Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa hoặc khi thời tiết sương mù và nhiệt độ môi trường của vườn sầu riêng thấp, thoát nước kém tạo điều kiện cho nấm phát sinh và gây hại.
  • Vườn cây ẩm thấp, độ thông thoáng kém, không được cắt tỉa thường xuyên chính là điều kiện để các bào tử nấm sinh sôi nảy nở trên diện rộng.

Biện pháp phòng trị bệnh thối trái sầu riêng

Bệnh thối trái trên cây sầu riêng làm giảm năng suất lẫn chất lượng của trái đồng thời nó cũng làm giảm giá trị thương phẩm. Để bảo vệ cây sầu riêng, bà con cần chủ động tích cực thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại để giảm thiểu tối đa chi phí điều trị và hạn chế thiệt hại kinh tế do bệnh hại gây ra, có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

  • Canh tác: Chọn những nơi đất cao khô thoáng có hệ thống thoát nước tốt để trồng.
  • Trồng sầu riêng với mật độ thích hợp, tạo độ thông thoáng cho vườn cây có nắng chiếu vào.
  • Bón phân đầy đủ cho cây lượng phân chuồng trước khi bón cần được ủ hoai mục và nên bổ sung những chế phẩm sinh học có thể kháng nấm để bón kèm. Áp dụng đúng cách bón phân cho cây sầu riêng đúng kỹ thuật không bón trực tiếp lên rễ sẽ không tốt cho cây.
  • Ra thăm vườn thường xuyên mỗi ngày và thu lượm hết mọi tàn dư có trong vườn ra ngoài tiêu hủy để tạo độ thông thoáng, cào rác làm cỏ thường xuyên cho cây.
  • Rắc vôi cho vườn trước khi mùa mưa đến đặc biệt quan tâm đến rãnh thoát nước và liều rắc vôi là 1 tấn/ 1 ha diện tích
  • Dùng các chế phẩm sinh học có khả năng kháng nấm như Trichoderma Bacillus, EM HLC đặc trị tuyến trùng, EM Plus HLC bổ sung định kỳ đặc biệt vào mùa mưa.
  • Tỉa cành gần mặt đất, những cành nhỏ, cành vô hiệu, cành sâu bệnh, cành trong tán cây, cành mọc đứng giúp cây thông thoáng. Cành thấp nhất của cây không nhỏ hơn 0,7 mét từ mặt đất
  • Phủ gốc bằng rơm khô hay cỏ khô, không phủ gốc bằng xơ dừa. Không giẫm lên mặt đất của gốc cây, gây tổn thương cho bộ rễ. Thiết kế lối đi lại, chăm sóc cách xa hệ thống rễ.

Phòng ngừa bệnh thối trái cho cây sầu riêng như thế nào?

Bón phân

Giai đoạn kiến thiết cơ bản

  • Bón phân chuồng: phân gà, phân bò, phân dơi hoai mục từ 5 đến 10kg, chia 4 lần trong năm cho mỗi cây.
  • Bón phân hóa học: N:P:K:Mg, tỷ lệ 18:11:5:3 hoặc 15:15: 6: 4, liều lượng 0,3 kg, chia 4 lần trong năm cho mỗi cây, mỗi năm tăng từ 0.1 đến 0.15kg cho mỗi cây.

Giai đoạn cho trái ổn định

  • Bón phân chuồng: bón phân gà hoai, phân dơi, phân trâu bò từ 10 đến 20 kg cho mỗi cây trong năm, bón một lần vào giai đoạn sau thu hoạch sầu riêng.
  • Phân hóa học: bón phân N:P:K:Mg, liều lượng từ 2 đến 3 kg cho mỗi cây vào giai đoạn sau khi thu hoạch, đoạn trước khi ra hoa từ 30 đến 40 ngày, giai đoạn trái có đường kính từ 4 đến 5 cm.

Chăm sóc

  • Tỉa cành gần mặt đất, cành vô hiệu, cành sâu bệnh, cành trong tán cây, cành mọc đứng giúp cây thông thoáng.
  • Cành thấp nhất của cây không nhỏ hơn 0,7 mét từ mặt đất
  • Phủ gốc bằng rơm khô hay cỏ khô, không phủ gốc bằng xơ dừa
  • Không giẫm lên mặt đất của gốc cây, gây tổn thương cho bộ rễ.
  • Thiết kế lối đi lại, chăm sóc cách xa hệ thống rễ.

Tưới nước

  • Thiết kế hệ thống tưới và thoát nước thật hoàn chỉnh
  • Cung cấp đủ nước trong mùa nắng, thoát nước triệt để trong mùa mưa
  • Tránh để ngập úng hay khô hạn
  • Tưới theo xung quanh tán cây bằng nguồn nước sạch
  • Thiết kế đê bao khống chế nước trong trường hợp lũ lụt
  • Tưới bằng nguồn nước sạch.

Thu hoạch

  • Treo trái trên cây vào giai đoạn một tháng trước khi thu hoạch
  • Thu hoạch không để trái rụng hay chạm mặt đất

Biện pháp sinh học

Cách làm thuốc trừ sâu sinh học bằng hành tăm

Sử dụng các sản phẩm hữu cơ, phân vi sinh, phân chuồng, rơm khô, cỏ khô, vi sinh vật đối kháng để bón cho cây.

Biện pháp hóa học

Đặc điểm phân bón hữu cơ

  • Thuốc Phosphonate: Sử dụng liều lượng 30ml bơm vào thân cho một mét đường kính tán cây 3 lần trong năm, mỗi lần cách nhau 4 tháng và dùng 10ml thuốc trong 10 lít nước phun lên tán cây để phòng bệnh.
  • Thuốc trừ nấm đất có hoạt chất Fosetyl-Aluminium hay Metalaxyl để xử lý đất, phun lên tán cây hay bôi lên vết bệnh.
  • Bà con có thể sử dụng hệ thống béc phun thuốc sầu riêng để đưa thuốc đến từng cây sầu riêng. Béc phun thuốc là một dụng cụ nhỏ gọn được thiết kế đi kèm bộ lọc, có chức năng kiểm soát lưu lượng thuốc phun

Sử dụng máy bay phun thuốc cho cây sầu riêng

Để quá trình bón phân được hiệu quả và tối ưu hơn thì bà con nông dân nên ứng dụng những tính năng vượt trội của máy bay phun thuốc. Tiêu biểu là dòng máy bay phun thuốc DJI T40. Đây là thiết bị bay không người lái sở hữu công nghệ cao với bình phun lên đến 40 lít, tải trọng 50kg và được trang bị những tính năng cải tiến vượt trội Điều này giúp dòng máy bay không người lái DJI T40 trở thành dòng hiện đại nhất thế giới.

Ngoài ra, máy bay được thiết kế nhỏ gọn, hạn chế không gian và giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc di chuyển. Vừa giúp người nông dân hạn chế sức lao động chân tay, vừa giúp tiết kiệm thời gian nhưng vẫn mang lại hiệu quả cũng như lợi nhuận cao.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin tổng hợp phía trên về bệnh thối trái sầu riêng có thể giúp bạn phòng ngừa sâu bệnh hại sầu riêng kịp thời và hiệu quả. Airnano Việt Nam chúc bà con có một vụ mùa bội thu.

Bà con cần tìm hiểu thêm thông tin về máy gọi ngay cho Airnano Việt Nam qua số điện thoại 091.555.8888 để được nhân viên tư vấn và báo giá chính xác.

Thông tin liên hệ Airnano Việt Nam:

Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *