Sầu riêng là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao và được nhiều hộ nông dân lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều loại sâu bệnh hại sầu riêng gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Bà con hãy cùng Airnano Việt Nam tìm hiểu những loại sâu bệnh trên cây sầu riêng trong bài viết này nhé!

Những loại sâu bệnh hại sầu riêng thường gặp nhất

Sâu bệnh hại sầu riêng

Để có thể xử lý tất cả các loại sâu bệnh hại trên cây sầu riêng. Trước hết, bà con cần phải nhận biết đúng sâu, bệnh hại rồi mới đưa ra giải pháp xử lý dứt điểm. Dưới đây là top 5 loại sâu hại trên sầu riêng thường gặp nhất:

Sâu đục quả

Sâu đục quả thường xuất hiện chủ yếu ở trên hoa và trên quả sầu riêng:

  • Trên hoa: bướm thường đẻ trứng trên các chùm hoa. Sâu non nở ra ăn phần cuống hoa, đục vào bên trong hoa, ăn cánh hoa, nhụy đực và nhụy cái làm cho hoa bị hư và rụng. Bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy những lỗ đục và những đám phân màu nâu đen được thải ra rất nhiều ngay trên cuống hoa. Sau đó, sâu hóa nhộng trên cây bên trong kén bằng hoa và phân kết dính lại.
  • Trên quả: thường ở trên quả non sầu riêng, bạn sẽ thấy nhiều trứng sâu đẻ rải rác trên các quả non. Sâu non khi nở bò rất nhanh và đục ngay vào quả. Sâu gây hại từ giai đoạn quả còn non đến trưởng thành. Khi bị sâu đục quả tác động sẽ bị biến dạng, đổi thành màu đen và rụng. Điều này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng thương phẩm.

Rầy xanh

  • Rầy xanh thường gây hại trên lá non của cây sầu riêng
  • Thành trùng lẫn ấu trùng đều gây hại bằng cách hút chích lá non
  • Ấu trùng thường xuất hiện trên lá non còn xếp lại, chưa mở ra. Thành trùng thường xuất hiện dưới mắt đại
  • Lá bị rầy xanh hại thường có triệu chứng cháy rồi chuyển sang màu nâu hoặc vàng rồi rụng đi

Rầy phấn

  • Rầy phấn là loại sâu bọ gây bệnh trên trên cây sầu riêng. Giai đoạn rầy phấn hại sầu riêng thường sinh trưởng và gây hại nhiều nhất ở các tháng mùa nắng
  • Thành trùng lẫn ấu trùng đều ẩn nấp dưới bề mặt lá, gây hại bằng cách hút chích lá non
  • Các lá bị hại thường có những chấm màu nâu. Khi bị hại nặng, lá rụng hàng loạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển, ra hoa và đậu quả của cây
  • Rầy phấn còn tiết ra mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển

Bọ trĩ

  • Bọ trĩ thường tấn công và gây hại nặng trong mùa nắng.
  • Bọ trĩ thường tấn công gây hại trên hoa và quả non. Chúng có thể sống nhờ vào ký chủ là cỏ dại và những cây khác.
  • Thời gian sinh trưởng ngắn và rất mau kháng thuốc bảo vệ thực vật

Rệp sáp

  • Rệp sáp thường gây hại chủ yếu ở quả và hút dịch vỏ quả. Ngoài ra, dịch tiết của chúng tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, làm vỏ quả bị đen.
  • Rệp sáp gây hại trong suốt giai đoạn phát triển của quả từ khi còn nhỏ cho đến lúc chín.
  • Chúng chích hút trên cuống quả và quả. Chúng thường tập trung rất nhiều ở những chùm quả. Tùy vào mật độ cao hay thấp mà ảnh hưởng đến chất lượng quả. Nếu rệp sáp phát triển ở mật độ cao thì quả sẽ dễ bị rụng. Trái lại, nếu mật độ rệp sáp thấp, quả vẫn còn trên cây nhưng chất lượng giảm đáng kể như lem lép hạt,…
  • Là cầu nối gây bệnh nấm bồ hóng. Do quá trình sống, rệp sáp bài tiết ra mật ngọt. Tạo môi trường thích hợp cho sâu hại sầu riêng.
  • Rệp sáp sống cộng sinh với các loại kiến. Bằng cách kiến tha rệp từ nơi này sang nơi khác, từ cây này sang cây khác.

Biện pháp phòng chống các loại sâu bệnh hại trên sầu riêng

Để bảo vệ mùa màng, bà con nông dân cần thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. Sau đây hãy cùng Airnano Việt Nam tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh phổ biến trên cây sầu riêng hiện nay.

Đối với sâu đục quả

  • Nuôi và duy trì thiên địch có lợi như kiến sư tử, chim sâu, bọ ngựa; cùng với nhiều loại nhện có khả năng bắt và ăn thịt bướm sâu đục quả.
  • Thường xuyên thăm vườn. Đặc biệt, là giai đoạn ra hoa, kết quả để phát hiện sớm sâu và có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Thu gom và tiêu hủy những chùm hoa có sâu hoặc quả tấn công.
  • Trường hợp sâu đục quả tấn công với mật độ cao. Bạn nên sử dụng thuốc hóa học. Hãy phun ngừa giai đoạn ra hoa và quả. Mật độ sâu phát triển mạnh nhất vào giai đoạn quả một tháng tuổi đến hai tháng tuổi.

Đối với rầy xanh

  • Sử dụng các loại thiên địch có lợi như: nhện, bọ rùa, bọ xít ăn sâu, chuồn chuồn cỏ. Đây là cánh tay đắc lực trong công cuộc diệt trừ rầy xanh hại sầu riêng.
  • Thường xuyên cắt tỉa, vệ sinh và theo dõi vườn.
  • Khi cây vừa búp đọt, phun 2-3 lần các loại thuốc có các hoạt chất như: Clothianidin, Abamectin, Spirotetramat, Buprofezin,…

Đối với rầy phấn

  • Để xử lý rầy phấn hại sầu riêng. Bà con nên tạo điều kiện thuận lợi cho các loài ong ký sinh, bọ rùa. Nhằm giảm mật độ rầy phấn ở mức thấp nhất.
  • Thường xuyên cắt tỉa, vệ sinh và theo dõi vườn.
  • Khi cây vừa búp đọt, phun các loại thuốc có chứa hoạt chất như: Clothianidin, Abamectin, Spirotetramat, Buprofezin,..

Đối với bọ trĩ

  • Khi phát hiện có bọ trĩ, phun các loại nông dược chứa các hoạt chất như: Spinetoram, Clothianidin, Abamectin,…
  • Thường xuyên cắt tỉa, vệ sinh cỏ dại
  • Theo dõi vườn để có biện pháp xử lý kịp thời, nhanh chóng

Đối với rệp sáp

  • Bọ rùa Cryptolaemus montrouzieri Mulsant đã được ghi nhận là thiên địch của rệp sáp.
  • Phun nước vào quả có thể rửa trôi rệp sáp trên quả.
  • Tỉa và cắt bỏ những quả non bị nhiễm nặng.
  • Tránh trồng xen với những cây bị nhiễm rệp sáp như mãng cầu, chôm chôm,…
  • Phun thuốc khi mật số rệp sáp cao bằng các loại thuốc có chứa hoạt chất như: Buprofezin, Spirotetramat, Clothianidin, dầu khoáng,…

Ứng dụng công nghệ mới vào công tác phòng chống sâu bệnh

Ứng dụng công nghệ máy bay không người lái vào nông nghiệp giúp nhà nông làm việc hiệu quả với năng suất cao hơn, đột phá hơn. Tiết kiệm chi phí, thời gian chăm sóc cây trồng. Mang lại doanh thu vượt trội, mùa màng bội thu.

Hệ thống phun thuốc sâu cho sầu riêng là một cải tiến khoa học mang đến hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hiệu quả. Vừa bảo vệ sức khỏe con người, vừa thân thiện với môi trường. Người điều khiển có thể tự do theo dõi việc máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật, phân bón để ngăn côn trùng, động vật gây hại và sâu bọ tránh xa. Giúp tăng tuổi thọ cây trồng và nâng cao giá trị nông sản cho bà con nông dân.

Máy bay phun thuốc DJI T40 có độ chính xác cao nhờ khả năng tạo trường gió giúp lật mặt lá khiến thuốc được phân bố đều trên cả hai mặt lá giúp diệt trừ tận gốc sâu bệnh hại sầu riêng. Với công suất lớn, máy bay có tốc độ phun nhanh hơn, một lượng lớn hóa chất được phun trong khoảng thời gian ngắn. Thuốc được phun dưới dạng sương giúp tiết kiệm đến 30% thuốc, 90% nước.

Kết luận

Đọc đến đây hẳn bạn cũng đã có những hiểu biết nhất định về sâu bệnh hại trên sầu riêng cũng như cách phòng trừ sâu bệnh hại giúp gia tăng năng suất cây trồng. Chúng tôi mong muốn bà con đọc qua bài viết này có thể mang lại kiến thức để chăm sóc cây sầu riêng của mình.

Thông tin liên hệ Airnano Việt Nam:

Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *