Ngô (bắp) là loại cây lương thực chính được trồng nhiều ở nước ta. Là một trong những mặt hàng xuất khẩu, do đó khâu chăm sóc và phòng sâu bệnh cây ngô làm sao để cho năng suất cao và chất lượng tốt cực kì quan trọng.

Để tối ưu việc phòng ngừa sâu bệnh cho cây ngô nói riêng và cây trồng nói chung thì dòng máy bay phun thuốc trừ sâu được ra đời. Nó giúp diệt trừ sâu bệnh nhanh, triệt để trên cây ngô, tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng và không gây ảnh hưởng tới môi trường.

Hãy cùng Airnano tìm hiểu kĩ hơn về Máy bay phun thuốc cho cây ngô nhé!

Các loại sâu bệnh thường gặp trên cây ngô

Các loại bệnh hại trên cây ngô

Bệnh gỉ sắt

Nguyên nhân: do nấm Puccinia sorghi Schw gây ra.

Triệu chứng: Thường gây bệnh trên lá ngô, vết bệnh ban đầu xuất hiện những chấm vàng, sau đó phát triển dần thành các ổ chứa có màu nâu đen như gỉ sắt.

Thường gây hại trên khắp các vùng trồng ngô. Bệnh nặng vết bệnh (chứa bào tử nấm) dày đặc làm lá bị khô cháy, bệnh lan sang cả thân, bẹ lá và áo bắp.

Bệnh gỉ sắt trên cây ngô

Bệnh phấn đen

Nguyên nhân: do nấm Ustilago maydis (Dc.) Codra gây ra.

Triệu chứng: Bệnh xuất hiện và gây hại ở hầu hết các vùng trồng ngô. Bệnh này thường gây hại trên lá, thân, bông cờ, trái. Biểu hiện đặc trưng đó là hình thành các u sưng đen, rồi thối dần, hỏng.

Bệnh phấn đen trên cây ngô

Bệnh khô vằn

Nguyên nhân: do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra.

Triệu chứng: Thường xuất hiện đầu tiên trên bẹ lá gần mặt đất sau phát triển dần đến lá, trái và ăn sâu vào thân gốc, vết bệnh loang lổ. Ban đầu xuất hiện những vết loang màu hồng, sau đó chuyển sang màu xám nâu, làm thân cây bị nâu đen, cây héo gãy ngang và chết.

bệnh khô vằn trên cây ngô

Ngoài ra, cây ngô còn thường gặp các bệnh như: bệnh bạch tạng;bệnh cháy lá;bệnh sọc lá; bệnh đốm lá.

Các loại sâu hại trên cây ngô

Sâu đục thân

Sâu đục thân thường gây hại trên đọt cây, thân, bông cờ (hoa đực). Những cây bị sâu đục thân hại thường kém phát triển, hạt bị lép, không đậu hoa trái. Làm giảm năng suất và chất lượng hạt ngô.

Sâu xuất hiện quanh năm nhưng phá hại mạnh nhất ở giai đoạn trỗ cờ phun râu, đóng bắp.

Sâu xám

Sâu xám gây hại tùy vào các giai đoạn sống (độ tuổi) của nó. Thường thì nó sẽ gặm lá cây, thân cây, rễ cây. Thậm chí những con sâu già từ 4 tuổi trở lên có thể gặm đứt cả thân cây ngô.

Thường xuất hiện vào giai đoạn cây non và đặc biệt ở vùng đất cát nhẹ, thông thoáng nơi mà chúng dễ vùi mình dễ dàng để sinh sống. Môi trường sống thích hợp của chúng thường ở nơi có thời tiết lạnh, độ ẩm cao.

Châu chấu

Con non sau khi nở đã biết gặm lá phá hoại mùa màng, châu chấu có thể gây hại ở mọi giai đoạn sống. Thường hoạt động mạnh vào 7h-10h và 16h – 17h. Chúng phá hoại quanh năm, đặc biệt là những nơi cấy cả vụ sớm và muộn.

Rệp muội

Rệp muội bám trên lá, nõn, bẹ lá, lá bi, bông cờ,… chúng chích hút nhựa làm các bộ phận bị gây hại kém phát triển, còi cọc, không đậu hoa trái, qua đó làm giảm năng suất và chất lượng quả bắp.

Loài này thường gây hại vào giai đoạn cây ngô được 8, 9 lá đến khi thu hoạch.

Một số loại thường gặp khác: sâu cắn lá; sâu gai; mọt hại,…

Các loại sâu hại trên cây ngô

Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây ngô

Một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh ở cây ngô:

  • Vệ sinh đồng ruộng, dùng giống cứng cây, bón phân và tưới nước đầy đủ.
  • Cày bừa đất kỹ, dọn sạch tàn dư cây trồng trước khi gieo trồng để diệt trứng, sâu và nhộng.
  • Xử lý đất bằng cách ngâm hoặc phơi ải.
  • Chăm sóc cây khỏe để tăng sức chống chịu bệnh của cây.
  • Luân canh với cây rau, lúa.

Giải pháp sử dụng máy bay phun thuốc cho cây ngô

Lâu nay, việc phun thuốc trừ sâu cho cả cánh đồng ngô rộng lớn khá khó khăn, đặc biệt là giai đoạn ngô trổ bông, cây cao, rậm rạp. Người dân thường phun theo phương pháp thủ công đó là sử dụng vòi phun nối liền với bình phun để phun, phương pháp này nếu không có đồ bảo hộ an toàn dễ bị thuốc sâu bắn vào người, mặt, thuốc không được tán đều vào từng lá. Với những cánh đồng ngô lớn thì phải cần nhiều nhân công để phun, chi phí khá tốn kém và khó tìm được người phun.

máy bay phun thuốc trừ sâu cho cây ngô

Máy bay phun thuốc ra đời là giải pháp tối ưu và hữu hiện nhất cho việc phun thuốc trừ sâu hiện nay. Với máy bay phun thuốc bạn chỉ việc điều khiển nó thông qua một thiết bị di động thông minh. Công suất của phương tiện này rất lớn 1 ngày có thể phun được 50 ha (tùy thuộc vào từng dòng máy).

Công nghệ phun sương, phân nhánh hiện đại đảm bảo thuốc được tán đều, thấm nhanh, dập dịch nhanh và hiệu quả.

Nếu bà con không đủ tiền đầu tư vào sản phẩm này thì có thể thuê dịch vụ phun, chi phí thuê dịch vụ phun cũng ngang ngửa với tiền thuê nhân công phun thủ công. Tuy nhiên, phun thuốc bằng máy bay không người lái thì hiệu quả hơn nhiều. Ngoài ra, có thể phun vào ban đêm, thời tiết mưa (không có gió) hoặc trời nắng gắt.

Lợi ích từ việc sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu cho cây ngô

Qua các kết quả từ thực tế máy bay phun thuốc trừ sâu mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng và cây trồng

  • Dập dịch nhanh, hiệu quả. Bảo vệ được mùa màng, làm tăng năng suất và chất lượng nông sản
  • Tiết kiệm chi phí lâu dài (nước, thuốc, tiền thuê nhân công)
  • Khắc phục được tình trạng thiếu nhân công hiện nay
  • Không tiếp xúc trực tiếp với thuốc nên an toàn cho người sử dụng
  • Không gây ảnh hưởng tới môi trường do thuốc được tán đều, phun đúng nồng độ và liều lượng

Qua bài viết này Airnano chúng tôi hi vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về Máy bay phun thuốc cho cây ngô cũng như những lợi ích mà nó đem lại cho người sử dụng và cây trồng.

Xem thêm: 7 lưu ý khi đầu tư mua máy bay xịt thuốc trừ sâu

Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *