Phân bón là loại vật tư nông nghiệp được tiêu thụ mạnh mẽ nhất tại thị trường Việt Nam trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong đó, mỗi loại phân mang một vai trò khác nhau như phân đơn có nhiệm vụ cung cấp đơn chất dinh dưỡng như Lân, đạm, kali…còn phân bón kép cung cấp cùng lúc nhiều chất dinh dưỡng như NPK, DAP, MA,..cho cây. 

Phân bón kép là gì?

Theo kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của người Việt Nam từ rất lâu, phân bón nằm thứ hai trong bốn yếu tố quan trọng “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” có thể quyết định đến sự thành công của mùa vụ.  Tại Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn của nhà nông, hiện nay trên thị trường, phân bón được bán với đa dạng thành phần và tên gọi từ phân bón hữu cơ, phân bón vô cơ, phân vi sinh đến phân đơn, phân kép. Vậy, phân bón kép là gì? Hãy để Airnano Việt Nam cung cấp những thông tin bổ ích về loại phân này đến bà con nhé.

Các loại phân bón kép
Đây là các loại phân bón kép phổ biến
Đây là các loại phân bón kép phổ biến

Không giống các loại phân đơn như phân bón kali, phân lân hay phân đạm thành phần chỉ có một nguyên tố dinh dưỡng (đạm, kali hoặc lân), phân bón kép (phân bón hai thành phần) là loại phân bón thành phần có chứa cả hai nguyên tố dinh dưỡng là nitơ (N) và kali (K).  Hiện nay, phân bón này được tổng hợp bằng phương pháp hóa học và thường được sản xuất dưới dạng hạt hoặc dạng bột, có màu sắc và kích thước khá đồng đều. Đây là loại phân có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp và bổ sung chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết cho cây, giúp cây có đủ điều kiện để phát triển thuận lợi.  Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nhiều loại cây trồng khác nhau, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón kép được bán với các tỷ lệ N – K khác nhau. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của cây trồng, loại phân này sẽ được trộn theo những tỷ lệ khác nhau. Ngoài các loại phân kép 2 thành phần, gần đây thị trường còn xuất hiện loại phân kép mới có chứa đầy đủ cả 3 nguyên tố dinh dưỡng là Đạm (N), lân (P) và Kali (K).  Để biết rõ hơn về những thành phần chính tạo nên phân kép, mời anh chị và bà con tìm hiểu ngay sau đây.

Thành phần chính của phân bón kép

Phân bón NPK 30 10 10

Thông thường, thành phần chính cấu tạo nên phân bón kép là nguyên tố nitơ (N), kali (K) và phốt pho (P). Trong đó:

  • Nguyên tố N: Trong quá trình hình thành các bộ phận trên cây trồng, nitơ có vai trò cung cấp nguyên liệu cho protein.
  • Nguyên tố P: Đây là nguyên tố cần thiết cho sự phát triển khoẻ mạnh của bộ rễ, hỗ trợ hình thành cơ quan sinh sản của cây. Bên cạnh đó, P còn giúp cây xanh tăng khả năng chống chọi trong điều kiện thời tiết bất thường và sâu bệnh hại phá hoại.
  • Nguyên tố K: Có vai trò điều chỉnh hoạt động trao đổi chất, hoạt động sinh sản của cây trồng, K còn góp một phần quan trọng trong việc lưu trữ tế bào.

Tuy nhiên, phân kép cũng có thể chứa những thành phần khác như các nguyên tố vi lượng: mangan (Mn), sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu). Sau đây là một số thành phần phổ biến nhất, thường xuất hiện trong phân kép:

  • Phân kép 16 – 16 – 16: Là phân có tỷ lệ N – P – K lần lượt là 16 – 16 – 16. Đây là loại phân với thành phần phổ biến nhất, sử dụng để cung cấp cân đối các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K cho cây trồng, thích hợp cho nhiều loại cây khác nhau.
  • Phân kép 20 – 10 – 10: Là phân có tỷ lệ N – P – K lần lượt là 20 – 10 – 10. Từ tên gọi có thể hiểu rằng, loại phân này cung cấp một lượng lớn nitơ và ít kali và phốt pho cho cây. Vì vậy, đây là loại phân thích hợp để bón cho các loại cây có nhu cầu về nitơ cao như cây lúa.
  • Phân bón 12 – 24 – 12: Là phân có tỷ lệ N – P – K lần lượt là 12 – 24 – 12, chứa nhiều photpho hơn nitơ và kali. Vì vậy, phân bón này thường được nhà nông sử dụng trên các loại cây trồng có yêu cầu phốt pho cao.

Nhờ việc cung cấp cùng lúc hai thành phần dinh dưỡng nên thường phân kép có giá thành cao hơn rất nhiều so với phân đơn. Muốn biết chính xác giá phân kép cũng như giá phân bón hôm nay các loại bao nhiêu, bà con theo dõi Airnano để được cập nhật nhanh chóng nhé.

Vai trò của phân bón kép trong sản xuất nông nghiệp

Trong số các dòng phân bón đang được tiêu thụ tại Việt Nam, có thể nói phân kép là dòng phân dễ sử dụng nhất. Bà con có thể sử dụng loại phân này để bón cho hầu hết các loại cây trồng từ cây ngắn ngày, cây lâu năm, cây ăn quả như lúa, ngô, chè, cam, quýt, khoai,…và bón được trong nhiều giai đoạn sinh trưởng khác nhu của cây trồng để:

  • Cung cấp, bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết là Nitơ, Kali một cách đồng đều và cân đối cho cây trồng. Qua đó, kích thích cây sinh trưởng và phát triển một cách hiệu quả
  • Giúp cây trồng tăng khả năng đề kháng, từ đó kháng bệnh tốt cho cây.
  • Góp phần thúc đẩy nhanh chóng, ổn định quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
  • Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa, giúp cây trồng sử dụng các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, bà con cần lưu ý lạm dụng phân kép có thể dẫn đến tình trạng cây thiếu hoặc thừa các nguyên tố dinh dưỡng, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của cây trồng. Hơn nữa, loại phân này nếu sử dụng không đúng cách, đúng liều lượng còn có thể gây ô nhiễm môi trường, rửa trôi vào nguồn nước và gây ra hiện tượng tảo phát triển quá mức.

Cách sử dụng phân bón kép tốt nhất đối với cây trồng

Phân bón lá NPK 20-20-20

  • Trước khi sử dụng phân bón này cho cây, nhà nông cần phân tích tình trạng của đất cũng như cây trồng để xác định xem cây có nhu cầu dinh dưỡng như thế nào, từ đó chọn loại phân cho phù hợp. Ví dụ cây có nhu cầu về nitơ cao hơn kali thì chọn phân kép 20 – 10 – 10; còn cây có nhu cầu các chất bằng nhau thì chọn loại phân kép 16 – 16 – 16.
  • Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây và tỷ lệ N-P-K trong phân bón kép, bà con xác định liều lượng phân bón mà cây trồng cần sử dụng. Thông thường, liều lượng phân được quy định theo diện tích đất hoặc trọng lượng của cây trồng. Việc sử dụng phân kép đúng liều lượng là điều cần thiết để giúp cây tránh được tình trạng thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng. Qua đó có thể sinh trưởng và phát triển mạnh khoẻ, đúng mong muốn của người trồng.
  • Bón phân đồng đều trên diện tích: Khi bón, nhà nông cần đảm bảo phân được phân bố với mật độ đều trên toàn bộ diện tích để cây trồng nhận được đầy đủ lượng dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, với những cách bón phân truyền thống đang được hầu hết nông dân áp dụng, việc đảm bảo phân được bón đều, chính xác là rất khó.
  • Thời điểm bón phân cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của phân bón kép. Theo chuyên gia, bà con nên sử dụng phân kép trước khi trồng hoặc có thể sử dụng trong giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất của cây. Bón phân đúng hai thời điểm trên sẽ giúp cây tận dụng nguồn dinh dưỡng tối đa, giúp cây phát triển tốt.
Máy bay phun thuốc đang rải phân
Rải phân cho lúa bằng máy bay phun thuốc

Để nâng cao hiệu quả của phân kép, bà con có thể tham khảo giải pháp rải phân hoàn toàn mới bằng máy bay phun thuốc trừ sâu airnano. Đây là cách rải phân tự động hoá bằng thiết bị bay không người lái với những ưu điểm ưu việt hơn bón phân bằng tay hay những công cụ mặt đất.

Hiện nay, Airnano Việt Nam cung cấp tất cả các dòng drone rải phân bón bán chạy trên thị trường như DJI T20P, DJI T30, DJI T40,…Bà con quan tâm vui lòng liên hệ Airnano ngay hôm nay để được trợ giá tốt nhất. Trên đây là cách sử dụng phân kép đơn giản, hiệu quả nhất. Nếu cần biết thêm thông tin các loại phân khác cũng như tìm hiểu giải pháp bón phân thông minh bằng drone không người lái, bà con theo dõi hoặc liên hệ Airnano để được giải đáp nhé.

NHẬN TƯ VẤN TỪ AIRNANO VIỆT NAM

Error: Contact form not found.

Thông tin liên hệ Airnano Việt Nam:

Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *