Phân bón đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của tất cả các loại cây trồng, trong đó có cây lúa. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu mà sử dụng sai phân bón cho lúa thì không những không mang lại lợi ích mong muốn cho cây mà còn gây ra phản ứng ngược, mất mùa và thiệt hại đến kinh tế.

Sau đây, Airnano bật mí đến bà con cách chọn phân bón phù hợp nhất cho lúa. Mời bà con cùng theo dõi.

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa

Trong lĩnh vực canh tác sản xuất lúa nước, theo kinh nghiệm của bà con nông dân “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, có thể thấy phân bón là yếu tố quan trọng thứ 2 có vai trò giúp duy trì sự sống của cây lúa. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng và sử dụng phân bón bừa bãi, theo cảm tính của một số nhà nông trong quá trình chăm sóc lúa đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như mất mùa, thoái hoá đất đai.  Điều kiện đất trồng và nhiệt độ Do đó, trước khi sử dụng phân bón cho lúa, bà con cần phải nắm được đặc điểm mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây để có thể chọn ra được các loại phân bón thích hợp đối với từng giai đoạn. Vậy, đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa như thế nào? Hãy cùng Airnano Việt Nam tìm hiểu  nhé.

Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển

  • Thời kỳ 1 – gieo sạ: Kéo dài trên dưới 20 ngày (tuỳ giống lúa ngắn ngày hay dài ngày) kể từ khi bắt đầu gieo sạ đến khi cây lúa có khoảng từ 4 đến 5 lá.

Trong thời kỳ 1, bà con nông dân nên vừa làm đất vừa kết hợp bón lót 1 tuần trước khi gieo sạ để phân bón có thể hòa hết vào đất. Để tăng hiệu quả phục hồi của đất, ngoài thực hiện đúng kỹ thuật bón lót cho lúa, bà con nên lựa chọn những loại phân bón cho lúa chất lượng cao cũng như kỹ thuật trồng lúa phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh học.

  • Thời kỳ 2 – đẻ nhánh: Hay còn gọi là thời kỳ sinh trưởng sinh thực của lúa. Thời kỳ này kéo dài trong vòng 40 ngày tính từ thời điểm lúa làm đòng đến khi thu hoạch.
  • Thời kỳ 3 – làm đòng: Là thời kỳ phân hoá và hình thành cơ quan sinh sản của lúa. Đây là thời kỳ quyết định trực tiếp đến năng suất của lúa trong vụ mùa. Ở thời kỳ này, cây lúa bắt đầu có những thay đổi về hình thái, sinh lý, màu sắc lá cũng như khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh.

Các loại phân bón phổ biến nhất cho lúa

Tương tự với nhiều giống cây trồng khác, cây lúa cần đầy đủ các yếu tố đạm (N), lân (P), kali (K), đồng, sắt, kẽm, magie, vôi, lưu huỳnh, oxy, cacbon, hydro, mangan, silic, mô-líp-đen, bo để duy trì sự sống và phát triển. Nhưng trong đó đạm, lân và kali là 03 chất thiết yếu nhất bởi chúng là nguồn nguyên liệu để tái tạo ra các dưỡng chất cho lúa như tinh bột, chất béo, đường, chất béo hay protein.  Sau đây là các loại phân bón cho lúa có chứa 3 chất trên, thường được bà con nông dân sử dụng:
Lựa chọn phân bón

  • Nhóm phân đạm: bà con có thể sử dụng phân bón ure, phân đạm Amoni, phân đạm nitrat. Trong đó, đạm ure là loại phân có hàm lượng đạm cao, phù hợp để bón trên những vùng đất bị thoái hóa, bạc màu. Phân đạm nitrat thích hợp để bón trên đất bị nhiễm phèn chua, mặn.
  • Nhóm phân lân: Yếu tố phốt pho trong phân lân tham gia vào thành phần ADN và ARN của cây lúa, giúp hình thành diệp lục, protit và vận chuyển tinh bột; bên cạnh đó nó còn có vai trò hình thành chất béo và tổng hợp protein trong cây. Ví dụ: phân lân tự nhiên (Apatit, Phosphorit) và phân lân chế tạo (Super lân, Lân nung chảy)
  • Nhóm phân bón Kali: Lúa có nhu cầu về dinh dưỡng kali rất cao. Vì vậy, sử dụng phân kali giúp tăng cường miễn dịch cho cây lúa trước các yếu tố gây hại như sâu bệnh, thời tiết xấu. Ngoài ra, phân kali còn giúp bộ rễ cây được khỏe mạnh, qua đó hấp thụ dinh dưỡng và vận chuyển nước hiệu quả hơn. Ví dụ: Phân Kali Clorua, Kali sunfat, Kali Magie Sunfat,…

Tuy nhiên, ở mỗi thời điểm khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng của lúa không giống nhau. Các loại phân bón trên cũng chỉ thật sự phát huy hết mức tác dụng của mình khi được bón đúng thời kỳ của cây lúa. Nếu bón sai thời điểm các loại nông dược đầy dinh dưỡng này có thể trở thành “chất độc” gây ảnh hưởng đến cả mùa lúa của bà con.

Vậy, nên bón lân, kali hay bón đạm cho lúa vào thời kỳ nào là tốt nhất? Mỗi thời kỳ lúa cần được bón phân gì để phát triển nhanh? Sau đây, Airnano xin chia sẻ đến bà con cách chọn phân bón cho lúa phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển.

Cách chọn phân bón cho lúa theo từng thời kỳ

Như đã biết, thời gian sinh trưởng của cây lúa chia thành 3 thời kỳ. Sau đây là các loại phân bón cho lúa mà bà con nên sử dụng cho lúa trong mỗi thời kỳ.

Phân bón cho lúa
Các loại phân bón cho lúa
Các loại phân bón cho lúa

Phân bón sử dụng trong thời kỳ gieo sạ

Trong thời kỳ sinh trưởng đầu tiên, lúa có nhu cầu hấp thụ khá nhiều dinh dưỡng. Vì thế, trước khi gieo sạ bà con cần bón phân vào đất.

  • Kỹ thuật: bón lót toàn bộ
  • Loại phân cần sử dụng: phân lân, phân đạm, phân kali

Tuy nhiên, trước khi tiến hành bón lót, các chuyên gia nông nghiệp khuyến nghị bà con nên sử dụng phân chuồng khi cày bừa đất lần cuối. Việc làm này sẽ góp phần nâng cao độ phì nhiêu và màu mỡ của đất, tạo môi trường tốt cho cây lúa sinh trưởng.

Với các giống lúa ngắn ngày, giống lúa đẻ nhánh nhiều hoặc gieo trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, lạnh, ruộng ngập nước thì khi bón lót bà con cần sử dụng kết hợp với phân Kali.

  • Cách bón: bón phân đều trên mặt ruộng đã chuẩn bị
  • Liều lượng: Lượng phân bón cho 1 sào lúa (360 m2) trong thời kỳ gieo sạ được tính theo công thức phân chuồng + lân + 40% đạm + 30% kali

Phân bón sử dụng trong thời kỳ đẻ nhánh

Nguyên nhân lúa bị bọ trĩ tấn công

  • Kỹ thuật: bón thúc
  • Loại phân: kết hợp cân đối cả phân đạm với phân lân. Thông thường, các giai đoạn bón thúc cho lúa ở thời kỳ này chia làm 2: bón thúc lần 1 và bón thúc lần 2.
  • Mục đích: Phân lân giúp hạ độ phèn và những độc tố tồn tại trong đất, bổ sung nguồn dinh dưỡng cho lúa trên nền đất phèn hoặc đất chua. Khi bón, bà con lưu ý nên dùng lân dạng hạt để tránh phân bị bám dính nhiều gây cháy lá lúa. Hoặc, nếu dùng phân lân dạng lỏng như phân polyphotphat, bà con có thể sử dụng thiết bị máy bay phun thuốc T30 để phun phân được đồng đều, loại bỏ tình trạng bám dính trên lá và tăng độ bao phủ trên toàn bộ diện tích lúa canh tác.

Bên cạnh lân, thời kỳ lúa đẻ nhánh cũng là lúc nhu cầu đạm của cây tăng lên. Vì vậy, bón phân đạm cho lúa thời kỳ đẻ nhánh sẽ giúp kích thích cây đẻ nhánh nhanh và nhiều.

  • Liều lượng: Lượng phân bón cho lúa thời kỳ này tùy thuộc vào từng nền đất hoặc tùy vào từng thời điểm gieo sạ (đông xuân hay hè thu).

Phân bón sử dụng trong thời kỳ làm đòng

  • Sau khi gieo cấy 40 – 45 ngày là thời điểm bón đón đòng cho lúa hiệu quả nhất
  • Kỹ thuật: bón thúc
  • Loại phân: Bà con nên sử dụng phân kali kết hợp phân đạm ure để bón cho lúa trong giai đoạn đón đòng.
  • Mục đích: Kali giúp lúa cứng cây, tăng khả năng chống đổ ngã nhằm hạn chế thiệt hại về năng suất; làm chắc hạt; giảm sâu bệnh hại lúa. Phân đạm giúp lá luôn xanh tốt, tăng khả năng quang hợp của lúa và vận chuyển chất khô về hạt.
Nên bón Kali cho lúa vào thời điểm nào là phù hợp
Bón kali cho lúa vào thời diểm nào
  • Liều lượng: Lượng phân bón cho 1ha lúa thời kỳ đón đòng là 50kg urê kết hợp với 50kg kali/ha.
  • Ngoài ra, sau khi lúa trổ bông bà con có thể bón nuôi hạt bằng cách phun phân bón lá trên toàn bộ diện tích lúa từ khoảng 1 – 2 lần để tăng số lượng hạt chắc.

Kết luận

Trên đây, Airnano đã chia sẻ đến bà con thông tin về những đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa, giới thiệu các loại phân bón cho lúa và đặc biệt là hướng dẫn cách chọn phân bón trong mỗi thời kỳ giúp đạt năng suất cao.  Tuy nhiên, bà con cũng có thể dựa trên nhu cầu dinh dưỡng thực tế của lúa hay căn cứ vào tình trạng đất, giống,… để có thể chọn những loại phân bón cho cây hợp lý. Tuyệt đối không để cây lúa thừa cũng như thiếu, mất cân đối dinh dưỡng. Ngoài ra, nếu có nhu cầu sử dụng giải pháp bón phân thông minh từ máy bay T30, bà con vui lòng liên hệ Airnano để được tư vấn.https://www.youtube.com/watch?v=uiYX7eqhsj8&t=29s

Thông tin liên hệ Airnano Việt Nam tại:

Đánh giá bài viết post
Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *