Kỹ thuật chăm sóc lúa gieo sạ là những bước quan trọng quyết định đến năng suất lúa. Để có hiệu quả cao trong quá trình này, bà con cần lưu ý những điểm nào? Sau đây, hãy cùng Airnano tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật chăm sóc lúa gieo sạ qua bài viết dưới đây nhé!

Tầm quan trọng của chăm sóc lúa gieo sạ

Kỹ thuật sạ lúa ST25

Gieo sạ lúa là một công việc cần thiết và quan trọng để giúp cây lúa phát triển tốt. Người nông dân sẽ dùng hạt lúa đã ngâm và ủ đúng kỹ thuật để gieo trực tiếp xuống đất. Quá trình sạ lúa sẽ ảnh hưởng quyết định đến năng suất của cả vụ mùa. Việc gieo sạ có hiệu quả không do tác động của nhiều yếu tố như thời tiết, kỹ thuật gieo, tỷ lệ nảy mầm…

Các kỹ thuật trồng lúa đúng giúp cây lúa mọc lên đều, đẻ nhánh tốt và tăng năng suất, chất lượng và giảm thiểu chi phí. Nếu không chăm sóc đúng cách, cây lúa sẽ bị ảnh hưởng bởi cỏ dại, sâu bệnh hoặc thiếu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác lúa gieo sạ còn giúp cho việc sản xuất lúa tiết kiệm được thời gian, sức lực và các nguồn tài nguyên.

Chế độ nước khi trồng lúa gieo sạ

Kỹ thuật chăm sóc lúa j02

Chế độ nước là yếu tố quan trọng trong quá trình trồng lúa gieo sạ. Việc tưới nước quá ít hoặc quá nhiều đều ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng. Cần chú ý về lượng nước khi lúa mới được sạ hạt. Nếu bị ngập ứng quá, hạt sẽ bị thối không nảy mầm được. Lưu ý giữ cho đất đủ độ ẩm cần thiết.

Kiểm soát nước bao gồm việc đo lường số lượng nước và các giai đoạn để xác định mực nước:

  • Khi cây lên được tầm 2,5 đến 3 lá con: bà con để nước láng chân gốc.
  • Khi lúa bước vào giai đoạn đẻ nhánh, trưởng thành: thực hiện phương pháp tưới nước nông để giữ ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa đẻ nhánh sớm và đẻ khỏe.
  • Khi lúa đẻ nhanh kín đất: tháo cạn nước chân chim để rễ ăn sâu vào đất chống đổ gốc.

Cách dặm tỉa trong lúa gieo sạ

Dặm tỉa là kỹ thuật cắt tỉa lá để tạo hình cây lúa không quá dày, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh. Dặm tỉa giúp cây tập trung sức vào phát triển nhánh và bông để tỷ lệ bông hữu hiệu đạt năng suất cao hơn.

Khi nào cần dặm tỉa

Khi cây lúa đã phát triển đến giai đoạn từ 25-30 ngày sau khi gieo, bà con có thể bắt đầu thực hiện dặm tỉa những khu vực cây con mọc dày quá, tránh cây không có chỗ đẻ nhánh.

Cách dặm tỉa

Đầu tiên, cần phải lựa chọn các nhánh chính sinh trưởng trên cây, sau đó cắt các nhánh phụ không cần thiết. Tuy nhiên, cần phải lưu ý không cắt quá nhiều lá để tránh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lúa. Đồng thời bổ sung những vị trí cây bị chết và yếu.

Cách bón phân trong quá trình chăm sóc lúa gieo sạ

Bón phân là một phương pháp tích cực giúp cây lúa có đủ dinh dưỡng để phát triển tốt. Bà con nên bón thúc 2 lần để đạt hiệu quả cao nhất, tăng độ màu mỡ cho đất. Lượng phân bón khoảng 12-16kg/sào.

Kỹ thuật bón phân cho lúa

Bón thúc lần 1

Thời gian bón thúc lần 1 là sau khi cây lúa đã phát triển từ 20-25 ngày sau khi gieo. Giai đoạn này lúa đã ra lá non, có rễ trắng. Nên sử dụng phân bón có hàm lượng Nitơ (N), Photpho (P) và Kali (K) cao để giúp cây phát triển tốt. Lượng phân phù hợp tầm 7-8kg/sào.

Bón thúc lần 2

Khi cây lúa từ 45-50 ngày sau khi gieo nên bón nốt số lượng phân còn lại. Giai đoạn này là lúc cây lúa đã đứng cái làm đòng. Thời điểm này bà con nên bón các loại NPK tăng cường Kali hoặc phân bón lá.

Lưu ý cần bón vừa đủ và cân bằng lượng phân vừa đủ ẩm, giúp giữ phân tốt hơn, tránh bay hơi lãng phí hay bị rửa trôi.

Kiểm soát sâu bệnh và phòng cỏ dại trong lúa gieo sạ

Sâu bệnh và cỏ dại là hai yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Để kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại, chúng ta có thể áp dụng các phương pháp sau:

Tính năng phun vượt trội của máy bay xịt thuốc DJI T40

Diệt cỏ dại

Loại trừ cỏ dại giúp cho cây lúa phát triển tốt hơn và không bị cạnh tranh dinh dưỡng. Cỏ dại có thể mọc lên khi gốc và thân cỏ không được nhặt sạch sẽ trước khi gieo hoặc phun thuốc trừ cỏ không đảm bảo kỹ thuật. Nên kết hợp nhặt cỏ với cào sục bùn hoặc dùng các loại thuốc đặc trị an toàn.

Loại bỏ sâu bệnh

Thuốc trừ sâu là một phương pháp hiệu quả để xua tan các sâu bệnh. Tuy nhiên, cần phải kiểm soát liều lượng để không gây hại cho cây và sức khỏe con người. Ngoài ra, với các loại ốc bươu vàng, có thể thực hiện các phương pháp thủ công để bắt ốc như dùng xơ mít, đu đủ, bắp cải…để dụ và bắt ốc.

Áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật khi chăm sóc lúa gieo sạ

Chăm sóc lúa gieo sạ là một quá trình quan trọng để đạt được năng suất cao và chất lượng tốt trong sản xuất cây lúa. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc chăm sóc lúa gieo sạ cần được thực hiện đúng kỹ thuật và đúng thời điểm để đạt hiệu quả tốt nhất.

https://www.youtube.com/watch?v=yLxnzjagHDw

Ngày này việc áp dụng các phương pháp mới với công nghệ tiên tiến đã giúp cho quá trình sản xuất lúa được hiệu quả hơn. Trong đó biện pháp sử dụng máy bay nông nghiệp Airnano với nhiều ứng dụng tích cực như phun thuốc, rải phân, gieo sạ… đã giúp bà con tiết kiệm thời gian, công sức và đảm bảo sức khỏe. Là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm máy bay nông nghiệp không người lái chính hãng, chúng tôi luôn tự tin đem đến dịch vụ tốt nhất cho quý khách hàng.

Các sản phẩm của Airnano như DJI Agras, DJI T50, T20P, DJI T25, DJI T30, DJI T40, DJI Agras T30,… hiện đang bán rất chạy với mức giá ưu đãi hấp dẫn.

Bà con nông dân có nhu cầu cần tư vấn hãy liên hệ ngay với Airnano để được hỗ trợ tận tình và chu đáo nhất!

Thông tin liên hệ Airnano Việt Nam:

Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *