Phân bón có vai trò quan trọng đối với ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực trồng trọt nước ta nói riêng khi quyết định đến năng suất cây trồng. Tuy nhiên, vấn nạn phân bón giả tràn lan trên thị trường hiện nay đã để lại nhiều hậu quả, khiến nhà nông hoang mang.

Phân bón giả là gì?

Là quốc gia xem nông nghiệp là trụ đỡ, động lực để phát triển các ngành kinh tế khác, tại Việt Nam phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động canh tác và trồng trọt. Xét về đầu tư, theo số liệu thống kê tiền mà mỗi người nông dân dùng để mua phân bón luôn chiếm khoảng 30 – 40 % tổng chi phí sản xuất. Điều này cho thấy mỗi đợt sản xuất, lượng phân bón được tiêu thụ là rất lớn.  Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta mỗi năm cần trên 10 triệu tấn phân bón các loại. Trong đó, nhu cầu về phân bón urê khoảng 2,2 triệu tấn, phân SA (Amoni Sunphat) và phân DAP khoảng 900 ngàn tấn, phân bón kali khoảng 960 ngàn tấn, phân bón NPK cần khoảng 4 triệu tấn và phân lân là 1,8 triệu tấn. Tuy nhiên, những năm gần đây do dịch covid, nguồn phân bón nhập khẩu bị đứt gãy đã ảnh hưởng đến nguồn cung, tạo cơ hội cho nhiều loại phân giả, phân bón kém chất lượng xuất hiện công khai, tràn lan trên thị trường khiến nông dân hoang mang khi mua sử dụng. Vậy, thế nào là phân bón giả? Hãy cùng Airnano Việt Nam theo dõi ngay bây giờ để tránh “tiền mất, tật mang” nhé

Định nghĩa

Theo quy định của Nhà nước, Phân bón giả là những loại phân bón có một hay nhiều chỉ tiêu về mặt chất lượng chính chỉ đạt ở mức khoảng từ 70% trở xuống so với mức đã đăng ký trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trừ chỉ tiêu chất lượng chính là vi sinh vật). Có thể nói, bên cạnh giá phân ngày một tăng, sự xuất hiện của các loại phân giả, kém chất lượng vô cùng nhức nhối hiện nay đã khiến người nông dân đang phải gánh nỗi lo “kép”. Điều này không những gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất của nông dân mà còn gây thiệt hại lớn về cả doanh thu lẫn uy tín của những doanh nghiệp làm ăn chân chính.  Mặc dù đến thời điểm hiện tại, hành lang pháp lý và các chế tài xử phạt phân bón giả đã đầy đủ tuy nhiên tình trạng sản xuất phân bón giả, phân kém chất lượng vẫn còn đang tiếp tục xảy ra trên thị trường với những thủ đoạn ngày càng tinh vi. Gần đây, các cơ quan chức năng đã tổ chức nhiều đợt thanh tra thường xuyên, bắt và xử phạt phân bón kém chất lượng nhưng hoạt động sản xuất, mua bán phân bón giả vẫn tiếp diễn ở nhiều địa phương, gây ra nhiều tác hại khôn lường đến sản xuất và đời sống.

Phân bón giả gây ra tác hại gì?

Trong trồng trọt, phân bón chất lượng là yếu tố quan trọng và mang tính quyết định đến sự phát triển, sinh trưởng cũng như chất lượng và năng suất cây trồng. Cụ thể:

  • Phân bón là nguồn cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết đối với sự sinh trưởng của cây trồng. Sử dụng phân bón chất lượng giúp thúc đẩy quá trình phát triển của cây, giúp cây đẻ nhánh khoẻ, ra hoa nhiều và tăng tỉ lệ đậu quả. Đồng thời, một số các loại phân bón còn có chức năng giúp rễ phát triển, ăn sâu vào trong đất, giúp cây tăng khả năng chống bị đổ, ngã đồng thời tăng cường sức đề kháng của cây.
  • Ngoài ra, sử dụng phân bón chất lượng còn có lợi cho hệ sinh thái nông nghiệp khi giúp thúc đẩy các quá trình phân hủy, chuyển hóa các chất,…của cây. Qua đó giúp cây tăng khả năng hấp thụ và phân giải dưỡng chất, tạo điều kiện để cây trồng phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất mong muốn.

Ngược lại, sử dụng phân giả, phân kém chất lượng sẽ gây ra những hậu quả như làm chết cây hàng loạt; đất đai kém màu mỡ, bị thoái hóa; gây thiệt hại nặng về kinh tế của nông dân. Hơn nữa, sử dụng phải những loại phân giả được làm từ chất thải công nghiệp sẽ gây ngộ độc cho cây và đất, gây nên các hiện tượng vàng lá và rụng trái… Lâu dài ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng nông sản cũng như môi trường xung quanh. Nguy hại hơn, nếu “nông dược” giả không được kiểm soát mà vẫn tiếp tục được mua bán, sử dụng tràn lan sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái môi trường và sức khỏe của người sử dụng; ảnh hưởng đến niềm tin của nông dân và uy tín của những thương hiệu sản xuất phân bón chân chính. Tóm lại, mặc dù so với phân giả thì phân bón thật có giá thành cao hơn nhưng bà con nông dân nên ưu tiên sử dụng để tránh những hậu quả không mong muốn. 

Máy bay rải phân bón
Máy bay không người lái rải phân bón

Để tiết kiệm tối đa lượng phân bón, tiết kiệm chi phí mua phân mà vẫn đảm bảo hiệu quả, nhà nông có thể tham khảo giải pháp rải phân thông minh từ máy bay xịt thuốc T40, T30, T20P do Airnano cung cấp. Đây cũng là thiết bị đang được các hợp tác xã nông nghiệp tại nhiều địa phương ứng dụng nên bà con hoàn toàn có thể yên tâm về tính ưu việt của nó.

Hướng dẫn cách phân biệt phân bón giả đơn giản tại nhà

Theo chuyên gia, có rất nhiều cách để bà con dễ dàng nhận biết, phân biệt đâu là phân giả và đâu là phân thật. Dưới đây là những cách đơn giản nhất để phân biệt một số loại phân phổ biến mà bà con có thể làm được tại nhà.

  • Đối với phân DAP: Cách nhận biết phân DAP giả đó là dựa vào bao bì, nhãn mác trên sản phẩm. Cụ thể, khi đóng phân NP vào bao DAP, các đơn vị sẽ vẫn sử dụng loại bao bì có chữ DAP 18 – 46 rất lớn. Bên cạnh đó, trên bao sẽ có dòng chữ “thành phần nguyên liệu” là 18% đạm, 46% lân. Do đó, nếu trên bao bì được ghi “thành phần đăng ký” là 20% đạm, 20% lân thì đó là phân NP, không phải phân bón DAP.

  • Đối với phân urê: Hiện nay trên thị trường, phân urê chỉ có hai loại chính là loại hạt trong và hạt đục; cả hai loại này đều có công thức hóa học và hàm lượng nitơ như nhau. Đối với phân hạt trong, nước ta chỉ có 2 nhà máy sản xuất là Đạm Hà Bắc và Đạm Phú Mỹ, còn lại đều là urê được nhập khẩu. Do đó, phân urê được sản xuất bởi những đơn vị khác trong nước đều là hàng giả kém chất lượng. Đối với phân urê hạt đục, bà con nên mua loại do chính Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau sản xuất để được đảm bảo tốt nhất.
  • Phân Kali sunfat (K2SO4) loại chứa 50% K2O: đây là loại phân nhập khẩu có màu trắng, hạt nhỏ hoặc bột. Để nhật biết hàng giả hay thật, bà con dùng cách cho 7 – 10 gam K2SO4 vào một cốc nước trog. Nếu thấy phân hoà tan hết trong nước, dung dịch trong suốt thì đó là phân thật. Ngược lại nếu phân không tan hết, sót lại cặn hoặc dung dịch có màu đục thì đó là phân giả.

Kết luận

Nạn phân bón giả, phân chất lượng kém hiện đang có chiều hướng quay trở lại ngày một tinh vi ở nhiều địa phương không chỉ đang gây tác hại đến cây trồng, tốn mồ hôi, công sức chăm sóc của nông dân mà còn gây rối loạn thị trường, thiệt hại nghiêm trọng đến những thương hiệu phân bón khác.  Để giúp nhà nông trang bị thêm những kiến thức phòng chống vấn nạn phân giả, trên đây Airnano đã cung cấp đến bà con định nghĩa, tác hại cũng như cách để phân biệt các loại phân giả chi tiết nhất. Hy vọng, những thông tin hữu ích này sẽ giúp nhà nông tránh phải việc mua nhầm phân kém chất lượng gây ảnh hưởng đến mùa vụ.

Thông tin liên hệ Airnano Việt Nam:

Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *