Sự xuất hiện của phân bón hữu cơ organic đã mang lại nhiều giá trị bền vững cho ngành nông nghiệp như đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và giá trị nông sản, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái tự nhiên. Hiện nay, sử dụng phân hữu cơ organic được xem là hướng đi mới để xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao, được nhiều nước trên thế giới áp dụng, trong đó có Việt Nam.
Phân bón hữu cơ organic là gì?

Nguồn gốc, thành phần của phân bón organic

Các ưu điểm của phân bón hữu cơ organic

- Thứ nhất, sử dụng phân bón hữu cơ organic giúp cung cấp dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây, giúp cây phát triển khỏe mạnh. Qua đó nâng cao hiệu quả mùa vụ, tăng sản lượng và năng suất nông sản, giúp nông dân tiết kiệm chi phí và công sức đầu tư. Ngày nay, nhiều nông dân đã sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu Airnano để cải thiện và phát huy tối đa hiệu quả của loại phân này.
- Thứ hai, phân organic giúp cân bằng thành phần đất, bổ sung dưỡng chất làm đất tơi xốp.
- Bên cạnh đó, một ưu điểm nổi trội của phân hữu cơ đó là có thể phân hủy hết theo thời gian, do đó không gây ô nhiễm đến môi trường.
- Ngoài ra, sự xuất hiện của phân hữu cơ organic đã thay thế được phân vô cơ – loại phân bón nếu sử dụng quá đà sẽ gây ra hậu quả nguy hại cho môi trường, làm suy thoái độ phì nhiêu của đất đai, ô nhiễm dòng nước. Sử dụng phân hữu cơ organic sẽ loại bỏ được nguy cơ tăng phát thải nhà kính, đảm bảo chất lượng nông sản và bảo vệ sức khỏe con người.
Tuy nhiên, loại phân này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như hàm lượng dinh dưỡng không ổn định, khó xác định; phát huy hiệu quả chậm và đặc biệt là giá phân hữu cơ organic khá cao. Một số loại như phân hữu cơ organic Nhật Bản, phân organic đạm cá hay phân hữu cơ organic Bỉ,…nếu sử dụng cho diện tích cây trồng lớn sẽ gây tốn kém nhiều chi phí cho nông dân.
04 loại phân hữu cơ organic phổ biến nhất hiện nay

- Phân hữu cơ truyền thống: được sản xuất từ phân của gia súc, gia cầm, các loại phụ phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, rác thải sinh hoạt, phân xanh,…theo phương pháp ủ phân truyền thống. Đây là loại phân có thành phần chứa các dưỡng chất, khoáng đa – trung – vi lượng thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, loại phân bón này lại phát huy hiệu quả khá chậm, thời gian xử lý lâu và hàm lượng dinh dưỡng thấp.
- Phân hữu cơ khoáng: Có nhiệm vụ cung cấp, bổ sung khoáng chất cho đất. Tuy nhiên, nếu sử dụng phân hữu cơ khoáng trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến đất, khiến đất bị xói mòn.
- Phân hữu cơ sinh học: hay còn gọi là phân bón sinh học, đây là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, trộn thêm than bùn, được xử lý lên men theo quy trình công nghiệp với sự tham gia của các vi sinh vật có lợi cho cây. Phân hữu cơ sinh học có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cây, giúp đất hạn chế tình trạng xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng.
- Phân hữu cơ vi sinh: có nguyên liệu và quy trình sản xuất như phân hữu cơ sinh học nhưng khác ở chỗ trong hỗn hợp phân hữu cơ vi sinh có chứa một hay nhiều vi sinh vật sống. Các vi sinh vật này sẽ hoạt động ngay sau khi được bón vào đất. Hiện nay, NPK hữu cơ vi sinh là dòng phân hữu cơ vi sinh được nông dân ưa chuộng nhất.
Kết luận
Thông tin liên hệ Airnano Việt Nam:
- Facebook: https://www.facebook.com/Airnano.vn
- Youtube: https://www.youtube.com/@airnanomaybaynongnghiepvie2852
- Website: https://airnano.vn/
- Hotline: 0989.75.6688 – 091.555.8888

Tôi là Phan Thanh Trung, hiện là CEO/Founder Công ty Cổ phần Airnano Việt Nam với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghành drone không người lái, đặc biệt là drone nông nghiệp. Với sứ mệnh Phụng sự nền nông nghiệp Việt, tôi đã xây dựng Airnano Việt Nam để từng bước thực hiện hoá nền nông nghiệp không dấu dân, chuyển đổi số cho bà con.