Không những cho năng suất cao, giống lúa ST25 còn được xem là niềm tự hào của người Việt trên trường quốc tế, trở thành động lực thúc đẩy phát triển và xuất khẩu sản phẩm lúa gạo nước nhà. Tuy nhiên, trước sự biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, để giữ vững vị thế, khi canh tác lúa ST25 nhà nông cần lưu ý đúng kỹ thuật. Vậy, kỹ thuật canh tác giống lúa ST25 nào mang hiệu quả nhất? Mời anh chị và bà con cùng theo dõi bài viết dưới đây.
ST25: giống lúa gạo ngon nhất thế giới

Đặc điểm của giống lúa ST25
- ST25 là giống lúa cảm ôn, thuộc dòng lúa thơm đặc sản của tỉnh Sóc Trăng
- Khả năng kháng sâu bệnh của ST25 cao, kháng đạo ôn cấp 2 và bệnh bạc lá khá tốt
- Thời gian sinh trưởng ngắn ngày: vụ Xuân 105 – từ 115 ngày, vụ Mùa từ 102 – 110 ngày
- Cùng với giống lúa Hà Phát 3 hay nhiều giống lúa nổi tiếng khác, giống lúa ST25 có thể thâm canh từ 2 – 3 vụ/năm, năng suất và chất lượng gạo thâm canh ổn định.
- Năng suất bình quân khi thu hoạch đạt khoảng từ 6,5 – 7,0 tấn/ha, thâm canh đạt trên 7,0 tấn/ha.
- Thân cây cứng cáp, chiều cao cây lúa trưởng thành 105 – 110 cm, khả năng đẻ nhánh trung bình, bộ lá đứng, bông to và dài, nhiều hạt.
- Giống lúa ST25 được đánh giá phù hợp để trồng tại các vùng luân canh lúa tôm (mô hình trồng 1 vụ lúa, 1 mùa tôm/năm) theo phương pháp cận hữu cơ hoặc hữu cơ.
- Khác với giống lúa CR203, ST25 là giống lúa có đặc tính chịu mặn, chịu phèn rất tốt, đặc biệt phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng đồng bằng sông Cửu Long nên rất được nông dân nơi đây ưa chuộng.
Ngoài các đặc điểm nông sinh học trên, do được nghiên cứu và cải tiến để thích nghi nhanh với địa hình canh tác trong nước nên gạo ST25 cũng mang những các đặc điểm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt. Đó là hạt gạo có dáng dài, màu trắng trong, khi nấu chín vẫn giữ được hương thơm tự nhiên, cơm dẻo và ráo nước, để nguội vẫn mềm ngon.
Hướng dẫn kỹ thuật canh tác giống ST25 chi tiết nhất
Sau đây là kỹ thuật canh tác giống lúa ST25 hiệu quả và chi tiết nhất, mời anh chị và bà con tham khảo để có vụ mùa bội thu.
Hướng dẫn cách chọn giống ST25 chất lượng

- Hạt giống thuần, đúng giống, đồng nhất về kích cỡ, không bị lẫn với hạt cỏ, tạp chất hay giống lúa khác. Hạt giống có độ sáng mẩy, không có ít hạt lem, hạn chế hạt lửng và hạt dị dạng.
- Tỷ lệ giống nảy mầm cao và cây mạ sức sống mạnh.
- Hạt giống không bị phá hoại bởi côn trùng, sâu bệnh và không mang các mầm bệnh nguy hiểm
Để mua được giống ST25 đảm bảo các phẩm chất trên, bà con nên ưu tiên lựa chọn hạt giống được cung cấp bởi kỹ sư Hồ Quang Cua. Bởi ông chính là người lai tạo ra giống lúa gạo ngon nhất thế giới này. Với kinh nghiệm và năng lực vốn có tích lũy trong quá trình tạo nên ST25, kỹ sư Hồ Quang Cua sẽ có những phương pháp bảo quản loại giống này trong điều kiện tốt nhất giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Hướng dẫn kỹ thuật canh tác giống lúa ST25
- Chân đất: Thích hợp gieo cấy trên đất vàn, vàn cao
- Lượng giống sử dụng: từ 1 – 1,2kg/sào
- Thời vụ canh tác: Phụ thuộc vào các điều kiện, đặc điểm tự nhiên mà từng địa phương sẽ có thời vụ canh tác khác nhau. Trong đó: Tại khu vực Đồng bằng sông Hồng: Vụ Xuân: gieo mạ bắt đầu từ 25/1 – 10/2; vụ Mùa bắt đầu gieo mạ từ 20/6 – 30/6. Bà con có thể gieo mạ nền đất cứng hoặc dày xúc, cấy tuổi mạ khi đủ 2,5 – 3 lá. Nếu gieo mạ dược thì cấy tuổi mạ khi đủ 4,0 – 4,5 lá
- Mật độ gieo cấy thích hợp: trung bình từ 30 – 35 khóm/m2, cấy từ 2 – 3 dảnh/khóm
- Phân bón: Bón phân cân đối sẽ giúp cây sinh trưởng tốt và tăng cường khả năng chống chịu với sâu bệnh hại
- Cần bón các loại phân bón có chứa tỷ lệ Kali cao hơn các giống lúa thông thường.
- Nên sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và phân bón tổng hợp, hạn chế sử dụng các loại phân bón đơn.
Ngoài ra, để tăng năng suất, chất lượng lúa gạo và đối phó với sâu bệnh hại trước tình hình khí hậu biến đổi, hiện nay nhiều nhà nông thông thái đã sử dụng phương pháp gieo sạ lúa thông minh bằng cách ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến trên thế giới như một kỹ thuật canh tác giống lúa ST25 mới, điển hình là các thiết bị máy bay sạ lúa không người lái chuyên dụng.