Trợ cấp nông nghiệp là gì – là những khoản tiền mà chính phủ trả cho nông dân nhằm khuyến khích cho họ sản xuất lượng thực, thực phẩm và hỗ trợ thu nhập cho họ. Chính phủ có thể trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tín dụng lãi suất thấp, trợ giá cho phân bón và chi tiêu cho biện pháp khuyến nông.

Cộng đồng Châu âu và nhiều nước công nghiệp tiên tiến thường áp dụng hình thức trợ cấp trực tiếp thông qua các biện pháp can thiệp vào thị trường để duy trì giá bán nông sản ở mức cao và nông dân cũng nhận được trợ cấp trực tiếp khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài có giá thấp hơn.

Trợ cấp nông nghiệp được thể hiện dưới hình thức:

  • Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền ngân sách nhà nước
  • Miễn hoặc bỏ qua một khoản thu phải nộp cho nhà nước
  • Nhà nước mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hóa với giá có lợi cho doanh nghiệp hơn bình thường
  • Nhà nước thanh toán tiền cho một đơn vị tài trợ hoặc yêu cầu các đơn vị ngoài nhà nước thực hiện một trong các hoạt động nói trên theo cách như nhà nước làm

Theo hiệp định nông nghiệp của WTO thì nông sản bao gồm (trừ cá và sản phẩm cá):

  • Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như: lúa gạo, sữa, động vật sống, cà phê, hạt tiêu, rau quả tươi,…
  • Các sản phẩm phái sinh như bánh mì, bơ, dầu ăn, thịt,…
  • Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, xúc xích, nước ngọt, rượu bia,…

2 nhóm trợ cấp chính:

Nhóm các chính sách hỗ trợ trong nước quy định: hỗ trợ chung cho nông nghiệp, cho các sản phẩm cụ thể hoặc một số vùng nông nghiệp nhất định mà không tính đến yếu tố cần xuất khẩu.
Nhóm các chính sách trợ cấp nông sản: hỗ trợ nhằm mục đích thúc đẩy xuất khẩu, gắn với tiêu chí xuất khẩu

Cơ chế áp dụng cho mỗi nhóm trợ cấp không giống nhau, vì vậy việc cần biết một hình thức trợ cấp thuộc nhóm nào là rất quan trọng.

Những ưu đãi đối với trợ cấp ở Việt Nam:

Vì Việt Nam là nước đang phát triển nên được ưu tiên một số điều khoản, như mở rộng các khoản trợ cấp được phép thực hiện cho sản xuất nông nghiệp trong nước:

Đối với trợ cấp trong nước:

Các loại trợ cấp nông nghiệp sau đây sẽ không bị kiện chống trợ cấp, không có biện pháp thuế đối kháng ở nước nhập khẩu trừ trường hợp có nguy cơ hoặc làm tổn hại cho nước nhập khẩu đó:

    • Trợ cấp đầu tư thông thường cho nông nghiệp.
    • Trợ cấp “đầu vào” cho người trực tiếp sản xuất nghèo tài nguyên, thiếu nguồn lực hoặc thu nhập thấp.
    • Trợ cấp đa dạng hóa cây trồng trong chương trình tiêu hủy các loại cây trồng chứa chất ma túy…

Đối với trợ cấp xuất khẩu:

    • Trợ cấp đầu tư cho nông nghiệp nhằm giảm chi phí tiếp cận thị trường nước ngoài
    • Trợ cấp vận tải nội địa và quốc tế cho hàng xuất khẩu sẽ không bị xếp vào các hình thức trợ cấp bị cấm.

nong nghiep

Vì là nước đang phát triển về nông nghiệp nên chúng ta được hưởng những “ưu đãi đặc biệt” này. Vậy nên các doanh nghiệp cần tận dụng, đề xuất với các cơ quan nhà nước những hình thức trợ cấp phù hợp.

2 mặt của trợ cấp xuất khẩu:

Mặt tốt của trợ cấp:

Việc có được trợ cấp xuất khẩu đã giúp đẩy mạnh xuất khẩu thông qua cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Trên thực tế, nhờ có trợ cấp này mà sản phẩm của các nước xuất khẩu trên thế giới đã được mở rộng hơn mức bình thường mà nước không có trợ cấp nông nghiệp có thể làm được. Trợ cấp xuất khẩu làm cho hàng hóa xuất khẩu sang các nước nhập khẩu có được lợi thế cạnh tranh.
Nhờ có trợ cấp, lượng hàng hóa được nhập sang thị trường nước nhập khẩu bán được tăng đáng kể hơn lượng sản xuất trong nước của nước nhập khẩu. Giá hàng hóa nông nghiệp nhập khẩu được trợ cấp có thể giảm mạnh hơn giá sản phẩm tương tự do nước đó sản xuất.
Trợ cấp xuất khẩu còn làm tăng lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu được trợ cấp so với hàng không được trợ cấp của các nước khác vào thị trường thứ ba.

Ngoài ra trợ cấp xuất khẩu còn thúc đẩy sản xuất trong nước; giành ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh khác; còn là một công cụ để “mặc cả” trong đàm phán quốc tế.

Mặt trái của trợ cấp:

  • Chi phí cho trợ cấp là rất lớn, nếu trợ cấp dài hạn có thể làm lệch đi sự phát triển của chính ngành được trợ cấp.
  • Trợ cấp làm sai sự cạnh tranh tự nhiên trong môi trường thương mại tự do.
  • Không hiệu quả về mặt ngân sách tài chính.
  • Chọn sai đối tượng trợ cấp dẫn đến việc trợ cấp không hiệu quả.

Bạn có thể đọc thêm một số bài viết khác tại Airnano.

Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *