Giống lúa lai F1 hiện nay là một trong những loại giống phổ biến trong cơ cấu bộ giống lúa tại Việt Nam. Với những ưu điểm như khả năng thích ứng rộng, năng suất, kháng sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng không dài,…việc sản xuất lúa lai F1 đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân, giúp ngành nông nghiệp chủ động nguồn giống tại chỗ và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu mùa vụ.

Vai trò của giống lúa lai F1 trong đảm bảo an ninh lương thực

Theo thống kê, mặc dù đã đẩy mạnh sản xuất các giống lúa năng suất cao nhất hiện nay để thay thế các giống cũ bị thoái hoá nhưng năm 2020, Việt Nam chỉ xuất khẩu được gần 6,15 triệu tấn gạo trong khi phải nhập khẩu tới 12,07 triệu tấn ngô và gần 1,42 triệu tấn bột mì. Nếu quy đổi thì lượng bột mì nhập khẩu tương đương với 1,8 triệu tấn gạo, lượng ngô nhập khẩu tương đương với 9,3 triệu tấn gạo. Không kể, nước ta còn phải nhập khẩu trên 1,2 triệu tấn đậu tương mà nếu chỉ tính riêng lượng ngô và bột mì nhập đã 11,1 triệu tấn, thâm hụt gần 5 triệu tấn.

Giống lúa lai F1
Giống lúa lai F1

Theo định nghĩa của Tổ chức lương thực và Nông nghiệp LHQ, một quốc gia được coi là đã đảm bảo an ninh lương thực là quốc gia có lượng xuất khẩu lương thực ít nhất bằng với lượng nhập khẩu. Vì vậy, có thể nói Việt Nam chưa phải là quốc gia có nền an ninh lương thực đảm bảo. Thực tế đó cho thấy rằng ngành nông nghiệp nước ta vẫn phải cần tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất lúa để có thêm 5 triệu tấn gạo xuất khẩu mới tạm cân bằng giữa xuất và nhập, làm cơ sở trở thành nước đảm bảo an ninh lương thực. Hiện nay, các giống lúa thuần đã có xu thế đạt kịch trần năng suất. Do đó, đẩy mạnh gieo trồng các giống lúa lai F1 trở thành hướng đi mới để ngành nông nghiệp giải quyết nhiệm vụ nặng nề này. Hơn nữa, để đối phó với những hậu quả của biến đổi khí hậu như thiếu nước, nhiều sâu bệnh chủng mới xuất hiện, thời tiết bất thuận,….thì sản xuất lúa lai F1 với ưu thế di truyền của 2 – 3 dòng bố mẹ có tính thích ứng cao là một hướng đầy triển vọng để nông nghiệp Việt Nam chủ động thích ứng với tình hình trong tương lai.  Vậy, các giống lúa lai F1 có ưu điểm gì? Mời anh chị và bà con cùng Airnano Việt Nam tìm hiểu nhé.

Ưu điểm của dòng lúa lai F1

So với các dòng thuần, lúa dòng lai F1 có những ưu điểm vượt trội sau:

  • Tỷ lệ nảy mầm khá cao, đạt trên 80% giống gieo sạ.
  • Sức sống mạnh mẽ, khả năng thích ứng nhanh, đẻ nhánh khoẻ, phạm vi thích ứng rộng.
  • Sinh trưởng ngắn ngày, chỉ mất khoảng 100 – 125 ngày.
  • Kháng sâu bệnh tốt, một số giống như giống lúa Hương Ưu 98, MHC2, GS9,…còn đặc biệt chống chịu tốt với khí hậu khắc nghiệt như lạnh rét, gió buốt.
  • Bông nhiều, hạt dày và chắc
  • Giá thành rẻ, giúp bà con tiết kiệm một phần ba chi phí so với khi mua giống nhập, góp phần giảm chi phí đầu vào cho bà con.

Ngoài ra, sản xuất các giống lúa lai F1 đòi hỏi công chăm sóc nhiều hơn so với trồng giống lúa thương phẩm. Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của lúa, người nông dân phải thường xuyên phun thuốc và bón phân, nhổ bỏ những cây lúa lẫn tạp. Nhờ đó, lúa lai F1 luôn phát triển và có khả năng kháng bệnh tốt, giúp năng suất lúa cao và ổn định, vượt qua năng suất giống lúa ST25 đặc sản Sóc Trăng. Thực tế, trung bình mỗi ha đạt khoảng 10 tấn và có thể tăng từ 20% – 30% khi được sản xuất trong môi trường tự nhiên thuận lợi.  Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm, dòng lai F1 vẫn có một số nhược điểm như chất lượng gạo không ngon nên gạo của lúa lai vẫn dùng chủ yếu để giải quyết việc xóa đói trong nước, không sử dụng để xuất khẩu. Vả lại, nếu như các giống lúa thuần như giống lúa HT1, Gia Lộc 26, Gia Lộc 37, LTh31 hay BC15 – 02,…chịu thâm canh cao thì hạn chế của lúa lai F1 là không thể thâm canh.

Giới thiệu một số giống lúa lai F1 chất lượng cao 2023

Dưới đây là một số loại lúa giống lai F1 chất lượng cao, được tuyển chọn cho vụ Đông Xuân 2023, mời anh chị và bà con tham khảo để đạt vụ mùa bội thu.

Giống lúa lai F1
Giống lúa lai F1

Nguồn gốc: LY2099 là giống lúa lai 3 dòng F1, được tạo ra từ tổ hợp lai R99/L20A, do Trung tâm Giống cây trồng – Vật nuôi tỉnh Yên Bái phối hợp với Công ty TNHH Hạt giống Việt sản xuất. Ngày 7/11/2018, LY 2099 chính thức được bộ NN-PTNT công nhận là giống cây trồng nông nghiệp mới theo Quyết định số 4401/QĐ-BNN-TT.

Nơi trồng: Hiện nay, lúa lai LY2099 đã và đang được gieo trồng tại nhiều địa phương. Đặc biệt, giống lúa này có ưu điểm dễ trồng, không kén thổ nhưỡng và có thể trồng được ở các tiểu vùng khí hậu cũng như trình độ canh tác khác nhau.

Đặc điểm: 

  • Kháng bệnh bạc lá, đạo ôn, khô vằn
  • Hạt gạo dài, trong, chất lượng gạo thơm, cơm ngon
  • Sinh trưởng và phát triển tốt
  • Thân cây cứng, thấp nên có khả năng chống đổ ngã tốt
  • Trĩu bông, bộ lá tăm tắp, vẫn giữ được màu xanh khi sắp thu hoạch
  • Khả năng thích ứng tốt
    Thích ứng với nhiều đồng đất, chống chịu hạn rất tốt
  • Khả năng đẻ nhánh nhanh và khoẻ, ra nhánh tập trung, số dảnh hữu hiệu cao
  • Thời gian sinh trưởng ngắn: vụ mùa 105 ngày, vụ xuân 115 – 120 ngày
  • Năng suất ổn định, tiềm năng 8 – 9 tấn/ha; sản xuất đại trà có năng suất thấp hơn, khoảng 6,5 – 7 tấn/ha.

Giống lúa lai F1 Hương Xuyên 506

Cách ngâm ủ giống lúa
Cách ngâm ủ giống lúa hiệu quả

Nguồn gốc: Hương Xuyên 506 là giống lúa lai F1 được lai tạo từ tổ hợp lúa lai ba dòng (Xuyên hương 29A/Dung khôi 506) do công ty TNHH Giống cây trồng Trọng Bang – Tứ Xuyên – Trung Quốc chọn tạo. Đặc điểm: 

  • Là giống lúa cảm ôn, có thể gieo trồng được 2 vụ/năm
  • Thời gian sinh trưởng ngắn: khoảng từ 125 – 130 ngày (vụ Xuân) và từ 105 – 110 ngày (vụ mùa) đối với các tỉnh phía Bắc; Tại các tỉnh Bắc Trung Bộ thời gian sinh trưởng ít hơn 3 – 5 ngày. Tại Nam Trung Bộ, thời gian sinh trưởng trong vụ Đông Xuân khoảng 110 – 115 ngày và vụ Hè Thu khoảng 100 – 105 ngày.
  • Chiều cao cây: 100 – 110cm
  • Chống chịu sâu bệnh khá
  • Phạm vi thích ứng rộng
  • Thân cây cứng nên chống đổ ngã rất tốt
  • Bông to dài 24 – 25cm, số hạt trên bông khoảng 180 – 200 hạt
  • Khả năng đẻ nhánh khá
  • Hạt mỏ tím, vỏ trấu màu vàng sáng, hạt hình bầu, khối lượng 1000 hạt dao động từ 27 – 28 gram
  • Hạt gạo trắng, cơm ngon và mềm
  • Năng suất bình quân dao động 8 – 8,5 tấn, nếu thâm canh tốt năng suất có thể đạt 10 tấn/ha.

Hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng lúa đạt hiệu quả

Kỹ thuật canh tác lúa cho năng suất
Kỹ thuật canh tác lúa đúng cách cho năng suất

Chân đất: Mỗi giống lúa lai thích hợp với mỗi loại chân đất khác nhau. Vì vậy, bà con cần căn cứ vào chân đất để chọn giống phù hợp.  Thời vụ: Bà con nên theo dõi lịch thời vụ của địa phương. Hoặc, bà con cũng có thể tham khảo lịch thời vụ sau:

  • Đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc Bộ: Trà Xuân muộn gieo mạ từ ngày 20/1 – 5/2, gieo mạ nền hoặc mạ dầy xúc, cấy tuổi mạ 3 – 3,5 lá. Đối với vùng núi Đông Bắc: gieo mạ từ đầu tháng 3, cấy trước ngày 5/4. Vụ Mùa gieo mạ từ ngày 1/6 – 10/6, cấy tuổi mạ 12 – 15 ngày.
  • Bắc Trung Bộ: Vụ Xuân gieo 10/1 – 31/1, tuổi mạ cấy 3 – 3,5 lá với mạ dày xúc (4 – 4,5 lá với mạ dược), vụ Hè thu gieo từ ngày 20/5 – 5/6, cấy tuổi mạ 12 – 15 ngày.
  • Nam Trung Bộ: Vụ Đông xuân gieo sạ từ ngày 20/12 – 15/1; vụ Hè thu gieo sạ từ ngày 20/5 – 5/6.

Mật độ cấy: Từ 40 – 45 khóm/m2, cấy khoảng 1 – 2 dảnh/khóm (mạ ngạnh trê cấy 1 dảnh/khóm), lưu ý cấy nông tay.

Phân bón: Để lúa lai F1 đạt năng suất cao, bà con cần bón phân với lượng vừa phải, cân đối, nên bón tập trung, bón sớm và nên sử dụng phân bón tổng hợp NPK để bón lót và bón thúc. Lượng phân bón tùy theo từng loại đất.

Phương pháp sạ: sạ lan hoặc sạ theo hàng.  Tuy nhiên, những năm gần đây sản xuất lúa ở Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ tác động của thời tiết bất thuận như mưa bão, hạn hán, xâm nhập mặn, nhiều loại sâu bệnh hại mới,…

Những phương pháp sạ truyền thống trên đã không còn phù hợp, để lại nhiều hạn chế. Để đảm bảo năng suất, gần đây tại một số địa phương, kỹ thuật sạ lúa thông minh bằng máy bay xịt thuốc Airnano không người lái đã và đang được nhà nông tìm hiểu, đầu tư sử dụng, bước đầu cho thấy hiệu quả đáng mừng

Sử dụng máy bay để sạ lúa giúp hạt giống được sạ với mật đồ đồng đều, thẳng hàng, chính xác giúp mạ có đủ điều kiện thuận lợi để mọc nhanh, dễ chăm sóc. Bên cạnh đó, với lực rải mạnh, hạt giống được bám sâu vào nền đất, không còn xảy ra tình trạng giống bị trôi, dồn cục khi gặp mưa to và gió lớn.

Sạ lúa bằng máy bay không người lái cũng giúp người nông dân tiết kiệm giống, nhân công và thời gian làm việc hiệu quả so với các phương pháp sạ tay.  Hiện nay,DJI T20 là máy bay sạ lúa được nhà nông ưa chuộng bởi thiết kế thông minh, hệ thống sạ lúa dung tích lớn và những tính năng công nghệ cải tiến mạnh mẽ.

NHẬN TƯ VẤN TỪ AIRNANO VIỆT NAM

Thông tin liên hệ Airnano Việt Nam:

Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *