Giống lúa thuần HT1 là giống lúa nổi tiếng có chất lượng gạo thơm ngon, tuy nhiên để đạt được năng suất tối đa thì cần phải tham khảo thêm các tài liệu tốt. Hôm nay, hãy cùng Airnano tìm hiểu về loại lúa giống này.

Gống lúa thuần HT1 là gì?

HT1 được mệnh danh là giống lúa ngắn ngày năng suất chất lượng hương thơm số 1. Cùng với tính năng độc đáo là có thể cấy được cả vào vụ Xuân và vụ Mùa, đã thu hút sự quan tâm của nhiều bà con nông dân.

Điểm mạnh của giống lúa này là khả năng chống lại một số loại sâu bệnh phổ biến, khả năng thâm canh tốt, và sự chịu đựng với thời tiết rét và hạn hán ở mức trung bình.

Nguồn gốc

Giống lúa thuần HT1 là giống lúa chất lượng có nguồn gốc từ Trung Quốc và được công nhận giống theo Quyết định số 123 QĐ/BNN-KHCN, ngày 16 tháng 1 năm 2004.

Đặc điểm

  • Cao cây 112- 117 cm, lúa trỗ nhanh, thoát cổ bông tốt,, đẻ nhánh khá, dạng hình gọn, chống chịu tốt với một số loại sâu bệnh hại chính. Chịu thâm canh và chống đổ khá, có khả năng chịu rét và chua ở mức trung bình khá.
  • Giống lúa HT1 có hình dáng của hạt thon và dài màu sắc có vàng sẫm, bông khá dài 23-26 cm, số hạt trên bông nhiều, khối lượng 1000 hạt 22-27 gram, gạo trong, cơm dẻo thơm và cơm mềm. 
  • Là giống lúa cảm ôn, trong năm có thể cấy được cả 2 vụ.
  • Thời gian sinh trưởng: Khu vực Bắc Bộ vụ X 120-126 ngày; vụ mùa101-106 ngày (nếu gieo sạ thời gian sinh trưởng có thể  rút ngắn lại từ 2-4 ngày). Khu vực BTB thì có thời gian rút ngắn 2-5 ngày so với khu vực Bắc Bộ. Khu vực Nam Trung Bộ vụ ĐX 104-109 ngày, vụ HT 96-102 ngày
  • Năng suất trung bình 5.5 – 6 tấn/ha, thâm canh tốt  thì có thể đạt mức 6-7 tấn/ha
Các giong cây lua đat năng suat cao nhat hien nay

Kỹ thuật canh tác phù hợp với giống lúa thuần HT1

Việc chăm sóc lúa đúng cách giúp sản lượng và chất lượng lúa nâng cao và an toàn. Sau đây, hãy cùng Airnano tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật canh tác lúa phù hợp với giống lúa thuần HT1:

  • Chân đất: Thích hợp hơn với chân đất vàn cao các trà vụ Xuân muộn và Mùa sớm tại các tỉnh miền Bắc, vụ Đông Xuân và HT ở các tỉnh miền Trung bộ
  • Thời vụ gieo cấy: Khu vực Bắc Bộ: vụ Xuân gieo 22/1-11/2, gieo mạ dày xúc hoặc mạ nền, cấy tuổi mạ 3-3,5 lá; nếu gieo mạ dược cấy tuổi mạ 4.5-5 lá; vụ Mùa gieo trong tháng 5, cấy tuổi mạ 13-17 ngày .

Khu vực Bắc Bộ: vụ Xuân bà con tiến hành gieo trong thời gian 20/1-10/2, gieo mạ dày xúc hoặc mạ nền, cấy tuổi mạ 3-3,5 lá; nếu gieo mạ dược cấy tuổi mạ 4-4,5 lá; vụ Mùa bà con gieo trong tháng 6, cấy tuổi mạ 12-15 ngày.

Khu vực Bắc Trung Bộ: vụ Xuân gieo 11-30/1 gieo mạ dày xúc hoặc mạ nền, cấy tuổi mạ 3.5-4 lá; nếu gieo mạ  cấy tuổi mạ 4-4,5 lá; vụ Hè Thu gieo 16/5-4/6, cấy tuổi mạ 13-16 ngày. 

Khu vực Nam Trung Bộ: vụ Đông Xuân gieo sạ 21/12-16/1; vụ Hè Thu gieo sạ  11/5-6/6.

  • Mật độ cấy: 46-51 khóm/m2, cấy 3- 4 dảnh/khóm, nên cấy nông tay.
  • Sạ giống: Tại các tỉnh miền Bắc 42 – 46 kg/ha; các tỉnh miền Trung 82-102 kg/ha.
  • Phân bón: Để đạt năng suất cao cần bón phân bón phân một cách cân đối,  nên bón theo tập trung, bón sớm và bà con nên bón phân tổng hợp NPK bón thúc và bón lót. Lượng bón có thể tùy theo loại đất, trên chân đất trung bình thì có thể bón bón:
Các giong cây lua đat năng suat cao nhat hien nay

Xem thêm: Giống lúa OM5451

Hướng dẫn cách bón phân cho lúa HT1

Để đạt năng suất cao cần bón phân cân đối, bón lót sâu, bón thúc sớm, bón tập trung. Lượng phân bón: căn cứ tính chất đất đai thổ nhưỡng và tập quán canh tác để bón phân cân đối theo tỷ lệ phù hợp và tối ưu nhất

Tùy từng loại chân đất mà điều chỉnh lượng phân bón phù hợp, trên chân đất trung bình bón:

Đối với phân tổng hợp NPK:

  • Bón lót (trước khi bừa cấy): bón 560-700 kg/ha phân NPK (5:10:3) cho vụ Xuân; bón 420-560 kg/ha cho vụ Mùa.
  • Bón thúc lần 1 (khi lúa bén rễ hồi xanh): bón 360-380 kg/ha phân NPK (12:5:10) + 25-30 kg/ha đạm urê, kết hợp làm cỏ sục bùn.
  • Bón thúc lần 2 (khi lúa đứng cái): bón 80-100kg/ha phân Kaliclorua.

Đối với phân đơn:

  • Lượng phân bón cho 1 ha: 8 tấn phân hữu cơ hoặc 2 tấn phân vi sinh + 180-200 kg đạm Urê + 400- 450 kg Supe lân + 120-140 kg Kali clorua. Vụ Mùa, vụ Hè thu giảm 10% lượng đạm, tăng 15% lượng phân kali so với vụ Xuân.
  • Bón lót (trước khi bừa cây) toàn bộ phân hữu cơ (hoặc phân vi sinh), phân lân + 40% phân đạm + 20% phân kali; bón thúc lần 1 (khi lúa bén rễ hồi xanh): 50% phân đạm + 30% phân Kali; bón thúc lần 2 (khi lúa đứng cái) bón lượng phân còn lại.

Trong khâu phòng trừ sâu bệnh, bà con nên ứng dụng máy bay phun thuốc Airnano để giải phóng sức lao động, tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, đồng thời giảm thất thoát lúa do máy bay không giẫm đạp lên lúa trong quá trình phun.

https://www.youtube.com/watch?v=yLxnzjagHDw

Kết luận

Bà viết trên đã cung cấp cho bà con kiến thức về giống lúa thuần HT1, đặc biệt là các kỹ thuật canh tác giúp bà con có một vựa lúa bội thu.   Để tìm hiểu thêm thông tin về các giống lúa hay những loại máy bay phun thuốc phù hợp, bà con liên hệ ngay qua hotline 0989.75.6688 để được Airnano Việt Nam tư vấn chi tiết hơn nhé.Thông tin liên hệ Airnano Việt Nam:  
Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ trụ sở chính: 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế
  • Chi nhánh Kiên Giang: A15 - 22A Đường Số 5, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
  • Chi nhánh Đồng Nai: ĐT 765, Ấp Bể Bạc, Xã Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
  • Chi nhánh Sóc Trăng: 258 QL1A, Ấp Đại, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Hotline: 0989.75.6688 - 091.555.8888
  • Website: https://airnano.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/AirnanoMayBayNongNghiepVietNam
  • Email: contact@airnano.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *